Nghĩa của từ Triệu

NamViettrieuto-2

Những hoành phi câu đối ở đền Hùng như những thông điệp ẩn chứa từ xưa để lại, nếu suy nghĩ có thể thấy khá nhiều điều.

Trước hết nói về bức hoành phi Triệu Tổ Nam bang ở đền Trung. Chữ “Triệu” theo từ điển ngày nay nghĩa là “gây, phát sinh, mở mang”, hay đều là động từ cả. Nhưng nếu là động từ thì không thể nào dịch được câu trên, chẳng nhẽ là “Mở mang tổ gốc nước Nam”?
Để động từ thì không đúng cách trình bày của hoành phi, vì tất cả các hoành phi khác đều là cụm danh từ. Sách ở đền Hùng dịch là “Tổ muôn đời của nước Việt Nam”, rõ ràng là không sát nghĩa vì ép từ “triệu” thành “muôn đời” (triệu đời?), làm gì có chữ “đời” nào ở đây đâu.
Cách hiểu chính xác hơn thì “Triệu” nghĩa là “Chúa”, một nghĩa cổ của từ này, nay không còn dùng. Triệu Tổ Nam Bang nghĩa là “Chúa tể (tổ) nước Nam”, nghĩa rất rõ ràng.

Ở đền Thượng còn có bức hoành phi “Triệu Cơ vương tích“. Tương tự nếu dịch “triệu” ở dạng động từ thì câu này không thể dịch nổi vì vừa “mở nền móng” (Triệu Cơ) đã có dấu tích (vương tích). Cũng sách ở đền Hùng dịch là “Dấu tích nền móng đầu tiên của vua“, nghe quá gượng ép và tối nghĩa.
Phải hiểu “Triệu Cơ vương tích” là “Dấu tích của vua chúa họ Cơ“. Họ Cơ là họ của nhà Chu. Đền Thượng theo
truyền thuyết là của Hùng Vương thứ sáu sau khi thắng giặc Ân lập nên. Thắng giặc Ân thì rõ ràng là nhà Chu.
Đền Thượng được gọi là Cửu trùng thiên điện hay Kính thiên điện. Dịch Cửu trùng thiên điện thành điện trên chín tầng trời thì không chính xác. Cửu trùng là cách xưng hô đối với vua (cửu trùng = trùng cửu = trường cửu). Cửu trùng thiên điện là điện Kính thiên, đồng nghĩa.
Họ Cơ cũng là họ của Hiên Viên Hoàng Đế. Hiên Viên là vua nước Hữu Hùng, tức là vua Hùng khai quốc. Hoàng Đế là Ngọc Hoàng thượng đế, tức là “thiên”, ông trời của phương Đông. Vua chúa Trung Hoa xưa xưng là “thiên tử”, ý nói mình là con cháu của Hiên Viên, hay con cháu họ Hùng. Việc vua xưng là thiên tử có lẽ chỉ bắt đầu từ thời
Chu. Trước đó Hạ, Thương, Ân chưa thấy xưng thiên tử cho dù đã có không ít nước chư hầu. Nguyên nhân như đã biết: nhà Chu cùng họ với Cơ với Hoàng Đế.

Núi Nghĩa Lĩnh trước khi Hùng Vương lập điện Kính thiện thì đã có đền thờ thần lúa với hạt lúa khổng lồ ở trên đỉnh. Trên đền Thượng còn có câu đối bắt đầu là “Thần thánh khải Viêm Bang…“, tức là nói đến Viêm Đế Thần Nông.
Ở núi Nghĩa Lĩnh còn có tích Thục Phán sau khi được Hùng Vương nhường ngôi, cảm ơn công đức của Hùng Vương nên đã lập cột đá thề, thề trung thành với họ Hùng. Chuyện này thật khó hiểu vì làm gì có chuyện nhường ngôi một cách dễ dàng như vậy, lại là sau khi Hùng Vương vừa đánh thắng Thục Phán. Và Thục Phán cùng Hùng Vương có dây mơ rễ má thế nào mà Thục Phán lại thề trung thành với họ Hùng?
Nay nếu nhìn theo góc độ Thục Phán chính là Cơ Phát, người đã đánh nhà Ân diệt vua Trụ (Hùng Vương) thì ta hiểu rõ ý nghĩa của cột đá thề. Đó là cột đá thề trung thành với quốc tổ Hùng Vũ và là biểu tượng khi Cơ Phát lên ngôi “thiên tử” – con cháu vua Hùng.

Tóm lại có thể hiểu lịch sử cả cụm di tích đền Hùng như sau: Cơ Phát với sự giúp đỡ của Phù Đổng thiên vương diệt được giặc Ân (đánh Trụ) về Phong Châu (đất của Cơ Xương) lên núi Nghĩa Lĩnh, nơi trước đó là đền thờ Thần Nông, lập điện kính cáo trời đất (Kính thiên điện – đền Thượng), lập cột đá thề trung thành với họ Hùng (với quốc tổ Hùng Vũ Hiên Viên), rồi lên ngôi xưng là “thiên tử” Chu.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s