Lịch rùa cống vua Nghiêu

Có nhiều thư tịch cổ ghi lại sự kiện họ Việt Thường cống một con rùa lớn cho vua Nghiêu, trên lưng có khắc chữ, được vua Nghiêu chép làm Quy lịch (lịch rùa). Ví dụ, Thuật dị kí của Nhậm Phưởng (thời Nam Bắc triều) viết:
Thời Đào Đường, nước Việt Thường dâng rùa thần nghìn tuổi, rộng hơn ba thước. Trên lưng có hoa văn, đều là chữ khoa đẩu, ghi lịch rùa từ thủa mới mở mang đến nay.
Sự tích này thường được sách sử hiện nay coi là sự kiện “ngoại giao” đầu tiên của người Việt. Tuy nhiên, với những dữ liệu và thông tin mới, sự kiện này được nhìn nhận thực chất là một việc khác.
Chua An LichChùa An Lịch ở chân núi Lịch.
Xem phần Ngu thư trong Thượng Thư (Kinh Thư) chép Đế Nghiêu đã sai Hy Thúc đến Nam Giao, quan sát mặt trời di chuyển về phương Nam, ghi ngày Hạ chí. Lúc ngày dài nhất, sao Hỏa đầu hôm ở đỉnh đầu sẽ là ngày trọng Hạ (giữa mùa Hạ).
Đế Nghiêu đã sai người đi 4 phương, quan sát trời đất thiên văn để định làm lịch. Người được cử đi phương Nam là Hy Thúc đã đến Nam Giao để đảm nhận việc làm lịch này. Nam Giao rõ ràng là chỉ vùng đất Bắc Việt ngày nay, cũng có tên gọi là Việt Thường Thị. Đối chiếu 2 ghi chép thời Đế Nghiêu ở trên ta thấy Việt Thường Thị ở Nam Giao là ông Hy Thúc, người đã dâng lịch rùa lên cho Đế Nghiêu.
Việt Thường có nghĩa là vùng phía Nam đất Việt vì Thường – Thẳng, đối lập với Cong, là 2 dịch tượng chỉ hướng Bắc Nam. Việt Thường do đó tương ứng với Nam Giao hay Nam Man Giao Chỉ (từ dùng của Ngọc phả Hùng Vương).
Lich Son
Núi Lịch ở Sơn Dương, Tuyên Quang.
Nhà bác học Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục đã ghi chép khá rõ về núi Lịch Sơn ở vùng Tuyên Quang, có đền thờ Đế Nghiêu và là nơi Đế Thuấn đi cày bên đầm Lôi Trạch. Tên gọi Lịch Sơn, quê hương của Đế Thuấn đã cho thấy Đế Thuấn chính là Hy Thúc, người đã cống lịch rùa cho Đế Nghiêu. Ngọn núi Lịch ngày nay ở huyện Sơn Dương của Tuyên Quang vẫn còn lưu dấu tích. Ngọn núi này có một đỉnh nhọn dựng đứng, giống như một tấm bia đá được dựng trên lưng một con rùa lớn. Trên đỉnh núi còn di tích Ao Trời, tương truyền là nơi ngự của Đế Thuấn.
Sách Thuật Đế cống nguyệt minh của Phục Thao viết: “Văn lịch rùa là chữ của người Hồ Man”. Đế Thuấn được coi là một dòng người Di dưới thời Đế Nghiêu. Tới nay, ở khu vực Bắc Việt người Mường vẫn còn lưu truyền và sử dụng loại lịch gọi là “Trừ đá rò”, tương truyền có từ thời Hùng Vương. Trừ đá rò có thể chính là loại lịch rùa được Đế Thuấn tạo ra.
Chính sự phát triển của sản xuất nông nghiệp mà Đế Thuấn đại diện với sự tích đi cày Lịch Sơn người Việt đã sáng tạo ra Lịch pháp, gắn với đời sống sản xuất lúa nước.
Bia RuaBia chùa An Lịch.
Bài trước đã xác định, Đế Thuấn được Ngọc phả Hùng Vương ghi là Ất Sơn Thánh vương. Đế Nghiêu là Viễn Sơn hay U Sơn Thánh vương. 2 vị được thờ phổ biển ở vùng chân núi Lịch trong bộ Tam vị Hùng Vương Thánh tổ.
Đế Thuấn vì công khai mở đất Nam Giao, cày ruộng, đánh cá, săn bắt, làm gốm, lại có công sáng chế ra lịch pháp nên đã được Đế Nghiêu gả 2 con gái và truyền ngôi vị cho. Ngọc phả Hùng vương chép là chuyện vua Hùng gả công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung cho Sơn Tinh sau cuộc kén rể ở bến Việt Trì. Do đó, tục thờ Tam Sơn Hùng vương ở vùng đất tổ luôn kèm theo thờ ban Hai Cô công chúa hoặc 2 vị Long thần, Thành hoàng.
Ban do
Bản đồ thời Nguyễn vẽ núi Lịch có một đỉnh dựng đứng như tấm bia.

Lịch Sơn: đền thờ Đế Nghiêu và nơi Đế Thuấn cày ruộng đánh cá

P1210736
Dòng suối trên núi Lịch

Sách Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn, quyển 6 phần Phong vực ghi như sau về núi Lịch:
Núi Lịch ở xã Yên Lịch huyện (Yên) Sơn Dương, từ núi Sư Khổng ở huyện Đương Đạo mà chạy xuống, tới nơi đất bằng thì đột ngột nổi lên một ngọn núi có 5-6 đỉnh, giăng ngang ra chia thành một nhánh tới Lập Thạch là Lãng Sơn, môt nhánh tới Tam Dương là núi Hoàng Chỉ. Trong núi Lịch ở đỉnh cao nhất có 5-6 chỗ bằng phẳng như đền đài, có động Đế Thuấn rất thiêng. Hoa quả trên núi người ta có thể hái ăn, nhưng không được mang đi. Ai mang đi sẽ bị lạc vào mê lộ, không thể ra được.
Phía trên động Đế Thuấn có đền Đế Nghiêu, cúng bằng cỗ chay. Trước đây tổng này có ruộng thờ để cấp cho người giữ đền. Xã Yên Lịch ở dưới núi cũng có miếu Đế Thuấn, 6 xã trong 1 tổng cùng phụng thờ. Ruộng này nằm ở phía bên phải xứ Ngòi Vực, rộng chừng 1 trượng, khá dài. Nước sông Lô mùa thu thường tràn vào. Tương truyền, ở bên bến sông này Đế Thuấn làm đồ gốm.
Dân trong xã ở bên một cái giếng cổ, người ta nói là do Đế Thuấn đào, rộng chưa đến 1 trượng. Nước rất trong nhưng người ta không dám uống. Ai nhỡ tắm ở đó sẽ bị câm. Ở đó cũng có miếu Đế Thuấn, trước miếu có ruộng hè, rộng chừng vài mẫu, khá sâu. Người ta cho đó xưa là đầm Lôi, nơi Đế Thuấn đánh cá và cày ruộng.

Trên núi Lãng Sơn cũng có đền Đế Thuấn. Trước núi nổi lên một hòn núi đất, hơi thấp. Phía trên đỉnh núi có hình như ghế chéo, bên trong khá cao, có thể gieo được trăm bung mạ (một bung là 40 búi, trăm bung là 4000 búi). Tục truyền là nơi Thuấn gieo mạ nên gọi là núi Bách Bung.
(Dịch theo nguyên văn)

Như vậy trên dãy núi Lịch không chỉ có đền thờ Đế Thuấn mà còn có cả đền thờ Đế Nghiêu. Đây cũng là đầm Lôi Trạch, nơi Đế Thuấn từng cày ruộng và đánh cá. Núi Bách Bung là nơi Đế Thuấn gieo mạ cho lúa.

P1210802Đầm Lôi Trạch