Đạo thờ tổ tiên của người Việt

Bài phát biểu trong buổi giới thiệu dự án Khơi nguồn tinh hoa Việt tại đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc, Hà Nội.

Kính thưa các thầy, các cô, các bạn!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia và phát biểu về Đạo thờ Tổ tiên của người Việt vào ngày 9/3 Âm lịch, ngay trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong một không gian văn hóa dân gian như đình Kim Ngân.
Về đạo thờ tổ tiên của người Việt đầu tiên tôi muốn dẫn lời của một học giả người Pháp của Viện Viễn Đông bác cổ từng viết trong cuốn An Tĩnh cổ lục:
Cái gọi là sự tiến bộ chỉ là truyền thống đang đi lên. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp, con người sẽ bị lôi cuốn theo bản năng xấu. Nước Đại Việt giàu về quá khứ và các bạn nên hiểu rằng chính người chết cai trị người sống. Những đức tính tốt mà chúng ta có, chúng ta nhờ cha mẹ ông bà mà có. Hãy kính thờ vong linh tổ tiên bằng cách phổ biến lịch sử của tổ tiên”.
Chính người chết cai trị người sống nghĩa là các bậc tiền nhân đã khuất mới là những người chi phối tinh thần của chúng ta ngày nay.
Đình Kim Ngân thờ Tổ của bách nghệ Hiên Viên. Nhưng có lẽ đến 90% mọi người ở đây đều không biết Hiên Viên là ai. Hoàng Đế Hiên Viên là người mà Trung Quốc hiện nay coi là tổ tiên của họ, người bắt đầu lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa. Thực ra Hiên Viên là vua của Hữu Hùng thị, tức là vua Hùng của người Việt. Hiên Viên là đọc sai đi của Hiển Vương, tương đương với Đế Minh trong truyền thuyết Họ Hồng Bàng, vị vua tổ đầu tiên của người Việt. Đây mới là người hiện được tôn thờ là quốc tổ tại đền Hùng Phú Thọ.
Thật bất ngờ khi đúng trước ngày giỗ tổ Hùng Vương chúng ta lại đến ngôi đình giữa trung tâm thủ đô này để bái yết tưởng nhớ tới Hiên Viên Hoàng Đế Hữu Hùng. Giỗ tổ Hùng Vương là một truyền thống thiêng liêng lâu đời của nhân dân ta, thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Quá khứ không phải là điều đã qua và qua rồi là hết. Lịch sử một đất nước, một dân tộc như phần rễ cây chìm trong lòng đất, không nhìn thấy nhưng lại quyết định khả năng vươn cao của cây. Rễ có sâu, có to thì thân và cành lá mới xum xuê vững chãi. Nền văn minh chói ngời của cha ông một thời soi đường cho cả Thiên hạ là sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy con cháu ngày nay xốc tới.
Có thể nói người Việt là một dân tộc có hiếu nhất thế giới. Trong gia đình chúng ta có ban thờ cha mẹ, thờ gia tiên. Ngoài làng nước chúng ta có đền miếu tôn thờ các vị anh hùng dân tộc, những tiền nhân có công có đức với cộng đồng. Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt không hề là mê tín, mà đó là nét văn hóa độc đáo, có giáo lý chặt chẽ, có giá trị nhân văn sâu sắc.
Điển hình, là tín ngưỡng Tứ phủ công đồng với đầy đủ các phủ Thiên Địa Nhạc Thoải. Nhưng đây không phải thờ trời, thờ đất, thờ núi, thờ nước như nhầm tưởng. Thực chất của tín ngưỡng Tứ phủ là đạo thờ tổ tiên. Mỗi phủ có 1 vị vua cha và 1 vị thánh mẫu làm chủ quản. Đứng đầu Thiên phủ là Ngọc hoàng Thượng đế. Đây cũng là vị vua Hùng đầu tiên của người Việt mà truyền thuyết họ Hồng Bàng gọi là Đế Minh như nói trên. Kính thiên điện trên núi Hùng ở Nghĩa Lĩnh là điện thờ ông Trời Đế Minh.
Vị thánh mẫu của Thiên phủ là Mẫu Cửu trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ. Trong truyền thuyết Việt thì đây là Tây Thiên quốc mẫu, vị nữ thần núi Tam Đảo. Hai vị tiền tổ khai sử đã được tôn thờ đời đời là ông Trời bà Trời trong suy nghĩ tâm niệm của người Việt, được thờ ở khắp nơi, trong gia đình, làng xóm cũng như trong các đền miếu quốc gia.
Đứng đầu Thoải phủ Vua cha Bát Hải Động Đình không ai khác là quốc tổ Lạc Long Quân, người đã cùng 50 người con đi khai phá miền ven biển Đông. Còn Nhạc phủ Thần vương, vị thần chủ của Nhạc phủ là Tản Viên Sơn Thánh, vị tối linh thần đứng đầu các thần bất tử trên đất Việt, ngự trị ở miền núi Tản sông Đà với công lao dựng nước từ thủa hồng hoang… Như vậy, tất cả các nhân vật trong Tứ phủ công đồng đều là những con người thực sự có công khai dân mở nước từ 5.000 năm lịch sử.
Người Việt cũng không hề thờ “nhầm” các nhân vật của Trung Hoa trong các đền miếu còn tới nay. Ngọc Hoàng hay Cửu Thiên Huyền Nữ là những vị vua thời Hùng Vương. Khổng Tử thờ ở Văn miếu, Lão Tử hay Huyền Thiên Trấn Vũ thờ ở Đạo quán không hề là người “Tàu” như nhầm tưởng. Đạo Khổng (Nho giáo), đạo Lão đều là những kết tinh của nền văn hóa Việt từ thời cổ đại và thấm nhuần trong tinh thần của người Việt.
Nói về đạo Hiếu của người Việt không thể không nói tới câu chuyện Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh giày, lấy lòng thành và trí tuệ của mình mà dâng lên tổ tiên, trời đất. Lang Liêu không phải ai khác mà chính là bà mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết, cùng các con đã khởi lập nước Văn Lang, lấy nền tảng đạo đức hiếu kính tổ tiên nhận mệnh trời mà gây dựng dòng giống Việt, dựng nên một triều đại huy hoàng với nền văn hóa trống đồng tỏa sáng trên toàn cõi Đông Nam Á và Hoa Nam (Lĩnh Nam).
Lịch sử Việt cùng những con người đã làm nên lịch sử 5.000 năm đó hiện đang bị bụi mờ của thời gian và nhân gian che lấp. Một thời gian dài văn hóa Việt bị đứt gãy khi nền văn minh duy lý của phương Tây tràn vào Việt Nam, thay đổi toàn bộ bộ mặt văn hóa từ chữ viết, trang phục, kiến trúc, kỹ nghệ… Sự thay đổi này đã làm cho người Việt ngày nay mất đi mối liên kết với quá khứ, với tổ tiên, dẫn đến những lệch lạc về văn hóa, nhân sinh trong xã hội hiện đại. Trong bối cảnh đó, nối lại dòng linh khí của tiền nhân Việt là việc làm vô cùng cần thiết.
Nhóm Đền miếu Việt gồm những người tâm huyết với đạo thờ tổ tiên trong dòng chảy văn hóa Việt hiện đang nỗ lực tìm tòi làm sáng tỏ công đức, sự nghiệp của các bậc tiền nhân được thờ cúng trong thần điện Việt, nối mạch giữa tín ngưỡng và lịch sử, nhằm trả lại giá trị chân xác cho tín ngưỡng căn bản của người Việt và tri ân đối với tổ tiên.

IMG_9016.JPGBức hoành phi Vạn thế vĩnh lại ở đình Kim Ngân.

Câu đối đình Kim Ngân:
日月箕裘長濟美
百藝祖傳永生香
Nhật nguyệt cơ cừu trường tế mỹ
Bách nghề tổ truyện vĩnh sinh hương.

Nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt qua một ví dụ về Huyền Thiên Trấn Vũ

Nghiên cứu cổ sử khác với sử hiện đại ở rất nhiều khía cạnh. Trước hết là giai đoạn cổ sử Việt thường xuyên thiếu các thư tịch thành văn do chưa có văn tự, chưa có sử sách và nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam các ghi chép lịch sử đã bị hủy hoạ, bị bóp méo và tráo đổi. Thêm vào đó, các bằng chứng vật chất cũng thường hiếm có thể được lưu lại qua một thời gian dài cho tới nay sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc tàn phá. Chính sử Việt của giai đoạn cổ sử được bắt đầu biên soạn từ thời Lê do đó đều là các ước đoán của các sử gia trên cơ sở tư liệu ít ỏi của thư tịch Trung Quốc về đất Việt và phần nhiều là ghi nhặt, chắp nối từ các truyền thuyết dân gian. Điều này dẫn tới một mảng trống rất lớn trong việc xác định lịch sử thời cổ đại và tạo ra nhiều quan điểm rất đối nghịch nhau của các nhóm nghiên cứu khác nhau hiện nay về cùng một vấn đề cổ sử.
Nhóm Hùng Việt sử quán được hình thành cách đây hơn 10 năm, bắt đầu lập fanpage vào năm 2015, tới nay lượng độc giả đã lên hơn 1 vạn người. Nhóm gồm 2 tác giả chính và một số cá nhân hỗ trợ công tác thu thập tư liệu và biên soạn các bài viết một cách độc lập. Nghiên cứu của nhóm đối với cổ văn hóa sử Việt được phân biệt ở 3 lĩnh vực: sử quan, sử pháp và sử liệu. Bài viết sau sử dụng trường hợp về vị Huyền Thiên Trấn Vũ để minh họa cho sự phối hợp 3 lĩnh vực này để đạt được những đột phá mới đối với nghiên cứu cổ sử Việt.
1. Sử quan (góc nhìn lịch sử)
Quan điểm trước hết là nhìn nhận sử Việt là sử chung của cả dòng tộc Bách Việt, hay dân tộc họ Hùng ở thời cổ sử. Phạm vi lãnh thổ của Bách Việt là toàn bộ Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, được xác nhận trong tư liệu về nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Xuyên Thục.
Quan điểm này đồng thời phân biệt giữa Hán tộc và Hoa tộc hay Việt tộc, là 2 đại chủng khác nhau người Mongoloid và Mongoloid Nam. Người Hoa Hạ thời sơ sử chính là người Bách Việt của thời Chu Văn Lang. Do đó lịch sử Trung Hoa thời cổ là lịch sử Việt. Còn Hán tộc chung gốc với Mông Cổ, Kim Mãn, Hung Nô, không liên quan gì đến lịch sử Trung Hoa cổ đại, chỉ mới xuất hiện ở Trung Hoa từ sau Công nguyên.
Sử quan quảng đạt và mạnh bạo này cho phép lý giải một loạt những vướng mắc trong cổ sử Việt như chuyện Thánh Dóng ở Vũ Ninh đánh giặc Ân ở tận An Huy. Hay chuyện Huyền Thiên Trấn Vũ người đã giúp Thục An Dương Vương diệt trừ yêu quỷ, xây thành Cổ Loa là vị Lão Tử của nhà Chu Trung Hoa. Nước Văn Lang – Âu Lạc của cổ sử Việt là vương triều Chu trong Hoa sử mà được khởi đầu bằng cuộc chiến đánh Trụ diệt Ân của Chu Vũ Vương và thành Cổ Loa đánh dấu sự dời đô từ Tây sang Đông dưới thời Chu Bình Vương.
Với quan điểm Trung Hoa chính là Bách Việt thì chữ Nho (chữ tượng hình) cũng là chữ viết của người Việt cổ. Các văn tự, thư tịch Trung Hoa viết bằng thứ chữ ấy cũng là sách vở của người Việt viết về quá khứ của mình. Kinh Dịch cũng như Tứ thư Ngũ kinh Trung Hoa đều là di sản văn hiến Việt.
2. Sử pháp (phương pháp nghiên cứu)
Khi nhận định Dịch học là nền tảng của văn hóa Việt thì chính Dịch lý sẽ là chiếc chìa khóa để giải mã các thông điệp từ quá khứ Việt. Các Dịch tượng như các bộ số của Hà đồ Lạc thư, hệ thống Ngũ hành – Ngũ sắc, những định vị các quẻ của Bát quái,… là những hệ tọa độ địa văn hóa để có thể hiểu được các nhân danh, địa danh trong cổ sử Việt và Trung Hoa.
Ví dụ, Huyền Thiên trong Dịch lý nghĩa là phương Bắc (Huyền là màu chỉ hướng Bắc trong Ngũ sắc). Thêm vào đó chữ Sơn là quẻ Cấn, tượng trưng cho hướng Bắc cho nên Huyền Thiên Trấn Vũ trong tín ngưỡng Việt còn có tên Cao Sơn đại vương. Hơn nữa, số 1 của Hà thư là con số chỉ phương Bắc nên vị thần này còn được gọi là Tiêu Sơn Độc Cước (độc = 1).

IMG_6741 (2)Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở Thạch Bàn, Long Biên.

Đồng thời do sự khác biệt trong ngôn ngữ tạo bởi giữa tiếng nói và văn viết cùng với sự sai lệch do thời gian nên phương pháp về các biến âm trong ngôn ngữ cần được áp dụng linh hoạt. Điển hình là phép phiên thiết, một phương pháp mà người xưa dùng để ghi các âm không có chữ viết tương ứng (trường hợp của các âm Nôm, hoặc âm tiếng nước ngoài). Ví dụ: Phù Đổng thiết Phổng hay Bổng là tên của một trong tứ linh Hương Bổng Đổng Đằng.
Cũng vì sự cận âm giữa Phù Đổng/Bổng với Đổng nên trong bộ Tứ bất tử Việt vị trí thần bất tử thứ ba không phải là Phù Đổng Thiên Vương mà là Đổng Thiên Vương, tức Huyền Thiên đại thánh. Di tích thờ Đổng Thiên Vương thấy rõ nhất là ở làng Bộ Đầu (Thường Tín, Hà Nội) với pho tượng đất nung lớn của Huyền Thiên đại thánh đang giẫm lên giao long như tượng của Huyền Thiên ở Gia Lâm, Cổ Loa hay Quán Thánh.
Trên cơ sở Dịch lý và liên hệ ngôn ngữ cho phép định vị lại các địa danh của cổ sử Trung Hoa. Không gian diễn ra của lịch sử ấy không phải trên đất Trung Quốc ngày nay mà có nguồn gốc từ vùng Bắc Việt. Việc nhận đúng âm đọc của các nhân danh hay danh xưng các nhân vật cho những hiểu biết bất ngờ và chân thực hơn về công tích, hành trạng của các nhân vật này.
Phương pháp khác được vận dụng đặc biệt hiệu quả đối với cổ sử là phương pháp huyền sử như cố GS. Kim Định đã đề xuất. Truyền thuyết dân gian không phải là lịch sử với ngày tháng năm như sử hiện đại mà cần hiểu nó qua các thông điệp, các biểu trưng, các ẩn ý phong phú. Thời gian trong huyền sử không tính bằng năm tháng, bằng niên hiệu triều đại mà bằng các sự kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng và để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử.
Mỗi một nhân vật trong huyền sử không phải là 1 người mà là danh xưng của cả 1 triều đại nhiều đời cha truyền con nối. Mỗi một sự kiện được huyền sử lưu lại có thể ứng với một thời kỳ lịch sử nên ví dụ An Dương Vương là danh hiệu của một triều đại kéo dài có thể tới cả ngàn năm. An Dương Vương thế Hùng Vương là một sự kiện của vị vua đầu lập triều đại An Dương. An Dương Vương xây thành Cổ Loa lại là sự kiện xảy ra sau đó vài trăm năm của một vị An Dương Vương khác khi dời đô lập ấp. An Dương Vương thất thế cầm sừng văn tê bảy tấc đi ra biển lại là sự kiện của vị vua cuối cùng kết thúc triều đại này.
3. Sử liệu (tư liệu lịch sử)
Trong bối cảnh tư liệu thành văn hiếm hoi, hoặc hầu như không có của giai đoạn cổ sử thì truyền thuyết lịch sử lại là nguồn tư liệu hết sức đa dạng và phong phú cho nghiên cứu cổ sử. Việt Nam may mắn nhờ có nhân sinh quan đa thần và tục tôn thờ tổ tiên nên đã lưu giữ được rất nhiều những câu chuyện về quá khứ và tiền nhân người Việt qua các thần phả, thần tích ở các địa phương, trong mỗi làng xóm Việt.
Cùng với các thần tích là hệ thống các minh văn trên hoành phi, câu đối, văn bia và các tập tục lễ hội, hệ thống phân bố rất có quy luật của các di tích đình đền miếu mạo trên toàn miền Bắc. Nguồn tư liệu lịch sử phong phú này là vô giá cho nghiên cứu cổ sử một khi có được phương pháp huyền sử giải mã chúng phù hợp.
Ví dụ đôi câu đối về Lão Tử ở làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) nay còn ghi rõ:
東周風雨是何辰別把清虚開道教
南越山河惟此地獨傳幻化作神僊
Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo Giáo
Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác Thần Tiên.
Dịch:
Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng giữ thanh hư mở Đạo Giáo
Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền màu nhiệm tạo Thần Tiên.
Câu đối này xác nhận rằng Lão Tử là người đã khai mở Đạo Giáo dưới thời Đông Chu ở tại đất Nam Việt. Nói cách khác đất Nam Việt nơi có thành Cổ Loa chính là nước của thiên tử Chu của Trung Hoa.
Tư liệu vật chất không chỉ ở các di tích tín ngưỡng còn lại mà còn là các vật chứng về khảo cổ trong suốt giai đoạn lịch sử, từ những đồ ngọc, đồ đồng, tiền cổ có minh văn, các bia cổ, gạch ngói cổ… khi được phân tích đối chiếu với truyền thuyết và thư tịch cũng làm cho lịch sử Việt trở nên sáng tỏ từng bước một. Ngay tại phạm vi Cổ Loa đã tìm thấy những đồng tiền mang chữ triện Đông Chu và Tây Chu, là bằng chứng gián tiếp rằng đây là kinh đô xưa của nhà Chu.

Tien ChuHoàn tiền Đông Chu và Tây Chu thấy ở Cổ Loa.

Phạm vi soi chiếu của khảo cổ hẹp hơn lịch sử vì các cổ vật không biết nói. Còn lịch sử đến lượt mình lại hẹp hơn văn hóa vì văn hóa nói tới mối quan tâm của toàn xã hội. Vì thế các tư liệu khảo cổ chỉ có thể nói lên những thông điệp thật sự khi đặt nó trong đúng bối cảnh lịch sử. Và lịch sử chân thực luôn được thể hiện qua văn hóa cộng đồng. Văn hóa dân gian chính là sự kết tinh của lịch sử dân tộc nên bản thân nó là những chứng liệu cho lịch sử.
Áp dụng cách tiếp cận đa ngành hệ thống trên nhóm Hùng Việt sử quán đã có những kết quả đáng ghi nhận mang tính chất đột phá trong lĩnh vực cổ văn hóa sử, được tóm tắt trong 4 tác phẩm:

  • Sử thuyết Hùng Việt: đã xây dựng một sử thuyết cho giai đoạn từ thời sơ sử tới thời Lý lập nước Đại Việt thông qua việc so sánh, đối chiếu các sự kiện và nhân vật giữa chính sử Trung Hoa và truyền thuyết dân gian Việt. 18 triều đại Hùng Vương đã được xác nhận qua từng nhân vật và sự kiện, diễn biến kế tiếp nhau. Giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc được nhìn nhận lại để định rõ triều đại nào là triều đại Việt thật sự, thời kỳ nào là thời kỳ người Việt bị xâm lược, đô hộ bởi Hán tộc phương Bắc.
  • Dịch học Hùng Việt: với phương châm “Nôm na là cha mách qué” Dịch học đã được khơi thông bằng các ngôn từ Việt (Nôm), chỉnh lý những mô hình của Dịch từ Hà Lạc, Can Chi, Ngũ hành Bát quái tới 64 quẻ chồng. Sách cũng xác nhận người Việt là chủ nhân đích thực của nền Dịch học phương Đông.
  • Bước ra từ huyền thoại: tập hợp các truyền tích dân gian theo dòng lịch sử cho phép nhận chân các nhân vật và các sự kiện lịch sử Trung Hoa và Việt. Cuốn sách là một “bản đồ” tâm linh cho các vị thần được tôn thờ với công tích và sự nghiệp được làm sáng tỏ từ góc nhìn lịch sử chân thật.
  • Văn minh Hùng Việt: văn hóa là kết tinh của lịch sử nên các văn vật, các biểu tượng và tín ngưỡng của người Việt đã được phân tích giải nghĩa, tìm ra nguồn gốc xác đáng khi có một góc nhìn lịch sử chân thực.

Bốn cuốn sách đề cập tới 4 trụ cột trong nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt, là nền tảng cho việc phát triển, bổ sung, chỉnh lý bởi nhiều người, bởi công chúng, để qua đó lịch sử chân xác của Việt tộc có thể được phục dựng một cách rõ ràng. Lịch sử không phải của riêng ai. Các sử gia chép sử, còn nhân dân mới là người làm nên lịch sử.
Bài phát biểu trong buổi gặp mặt đầu xuân năm 2018 do Trung tâm tâm nghiên cứu lý học phương Đông tổ chức ngày 1/4/2018.
Bách Việt trùng cửu

Đọc dịch một số câu đối ở đền Hát Môn

Dan the Hat Mon

Đàn thề Hát Môn.

Đền Hát Môn, nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, là một di tích có nhiều minh văn lưu lại trong các bức hoành phi, câu đối. Những câu đối ở ngôi đền này đều do các bậc đức cao vọng trọng, học nhiều hiểu rộng soạn viết và cung tiến từ thời Nguyễn. Do đó đây là những câu đối có văn phong, thi pháp hay, ca ngợi tinh thần và sự nghiệp của Hai Bà Trưng.
Thời gian trước tác giả Phạm Hy Sơn đã từng đọc và dịch một số câu đối ở đền Hát Môn. Gần đây, trong cuốn sách mới xuất bản Đền Hát Môn di tích lich sử quốc gia đặc biệt, nhóm chuyên gia của Viện nghiên cứu Hán Nôm cũng đã có phần đọc và dịch rất chi tiết các hoành phi câu đối ở đền này. Tuy nhiên, do tính chất của cổ văn dùng trong câu đối rất súc tích, sử dụng nhiều điển cổ và thông tin của cổ sử nên để hiểu thêm về những câu đối ở đền Hát Môn, bài viết dưới đây xin đưa ra một cách giải nghĩa cho một số câu đối khó dịch của di tích lịch sử này.

Câu 1

大義復夫讎猶令東漢當辰嶺南六十五城勞逺略
鴻圖肇國統從此皇丁而後越甸數千餘載定天書
Đại nghĩa phục phu thù, do lệnh Đông Hán đương thời, Lĩnh Nam lục thập ngũ thành lao viễn lược
Hồng đồ triệu quốc thống, tòng thử Hoàng Đinh nhi hậu, Việt Điện sổ thiên dư tải định thiên thư.

21558761_1473665936057985_2705221036556420372_nSách Đền Hát Môn chép chữ “lệnh” 令 thành chữ “kim” 今.
Ở câu đối này triều “Hoàng Đinh” đối lại với nhà “Đông Hán”, rõ ràng là chỉ triều đại do vua Trưng lập nên. Trong câu đối nói triều Hoàng Đinh này cách thời điểm viết câu đối (thời Nguyễn – thế kỷ 19) “trên mấy nghìn năm”. Vì thế đây không thể là triều Đinh của Đinh Tiên Hoàng vào thế kỷ 10 được. Triều Đinh của Đinh Bộ Lĩnh cũng không có liên quan gì tới Hai Bà Trưng cả, nên đưa vào câu đối này không hợp lý.
Đinh là một dịch tượng chỉ phương hướng. Đinh, hay Tĩnh là tính chất của phương Tây. Vì Hai Bà Trưng khởi nghĩa từ “Châu Phong”, là vùng đất Tây Thổ, nên triều đại của Trưng Vương có tên là Đinh. Đinh là quốc danh của triều đại Trưng Vương còn lưu truyền mãi tới thời nhà Nguyễn như trong câu đối trên.
Dịch:
Nghĩa lớn báo thù chồng, sánh ngang Đông Hán cùng thời, sáu mươi lăm thành Lĩnh Nam lập kế lớn
Cơ đồ dựng quốc thống, từ đó Hoàng Đinh về sau, trên mấy nghìn năm Việt Điện định sách trời.

Câu 2

越祖百男閒出英雌能復國
唐初雙女未聞閨綉自興王
Việt tổ bách nam, gián xuất anh thư năng phục quốc
Đường sơ song nữ, vị văn khuê tú tự hưng vương.

Duong so

Câu đối này trong sách Đền Hát Môn lẫn lộn vị trí 2 từ “gián” (nhàn) 閒 và văn 聞. Chính xác như trong ảnh thì ở vế đối đầu là chữ 閒, đọc là “gián” với nghĩa là xen lẫn. Vế sau phải là “văn” 聞 với nghĩa là nghe thấy.
Thời sơ Đường ở đây không phải thời đầu nhà Lý Đường (thế kỷ 7), mà là nói tới thời Đường Nghiêu Ngu Thuấn. Đó là lấy tích hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh mà so sánh với Hai Bà Trưng. Nga Hoàng và Nữ Anh là hai con gái của Đế Nghiêu được gả cho Đế Thuấn. Khi Đế Thuấn mất hai vị vương phi này đã tự vẫn theo chồng ở sông Tương. Còn hai bà Trưng khi chồng là Thi Sách bị giặc giết thì lại tự mình phất cờ khởi nghĩa, giành thắng lợi, xưng vua. Hai Bà sau đó cũng tử tiết trên sông, do đó được so với 2 vị nữ thần sông Tương thời Đường Ngu.
Dịch:
Tổ Việt trăm trai, xen có anh thư hay phục quốc
Sơ Đường đôi gái, chưa nghe khuê tú tự xưng vua.

Câu 3

西江姊妹神湘女
東漢縱横霸粵王
Tây Giang tỷ muội thần Tương nữ
Đông Hán tung hoành bá Việt vương.
Tây Giang ở đây không phải nghĩa là sông Tây, mà là chỉ Hai Bà khởi nghĩa ở miền đất phía Tây (của biển Đông). Giang = Dương, chỉ biển. Tây Giang hay Giang Tây là tên khác của vùng đất Tĩnh Hải dưới thời nhà Đường. Cái tên này còn gặp trên các viên gạch “Giang Tây quân” trong các di tích thời Đường ở nước ta.
Dịch:
Tây Giang em chị thần Tương nữ
Đông Hán dọc ngang xứng Việt vương.

Câu 4

馬鐙一戎征死了貪残猶(裭?)魄
象棚三(據?)戰生還矍鑠尙驚魂
Mã đặng nhất nhung chinh tử liễu tham tàn do sỉ? phách
Tượng bằng tam cứ? chiến sinh hoàn quắc thước thượng kinh hồn.

 

Câu đối này dùng một số chữ dị thể nên việc đọc ở các tác giả không thống nhất. Như chữ ở vế đối đầu Phạm Hy Sơn đọc thành hổ (虎?), dịch thành “con cọp”, còn sách Đền Hát Môn đọc là “quý” 愧 nghĩa là thẹn, xấu hổ. Bài này đề xuất đọc là “sỉ” 裭. “Sỉ phách” là mất vía.
Vế đối sau cũng có chữ dị thể khó đọc. Sách Đền Hát Môn đọc thành “cứ” (據?) nhưng lại ghi chữ là 捷 (tiệp). Câu đối này do vậy rất khó hiểu chính xác nên dịch thường không thoát ý.
Dịch:
Bước ngựa một xa chinh, dù mất tham tàn còn khiếp vía
Lầu voi ba trận chiến, sống về quắc thước thật kinh hồn.

Câu 5

旰宵東雒中興主
鞅掌西湖矍鑠翁
Cán tiêu Đông Lạc trung hưng chúa
Ương chưởng Tây Hồ quắc thước ông.

“Cán tiêu” 旰宵 nghĩa đen là chiều tối, chỉ sự tối tăm, suy vi. Sách Đền Hát Môn chép thành “can tiêu” 干標, không có nghĩa.
Đông Lạc chỉ nhà Đông Hán, đóng đô ở Lạc Dương. “Trung hưng chúa” chỉ Hán Quang Vũ, người được coi là phục hưng nhà Hán. “Quắc thước ông” là người khỏe mạnh, chỉ Mã Viện.
Câu đối dùng những hình ảnh đối lập “cán tiêu” – “trung hưng”, “ương chưởng” – “quắc thước”, để nhấn mạnh, ca ngợi tầm vóc của cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương.
Dịch:
Đông Hán tối tăm này chúa hưng 
Tây Hồ nhọc nhằn kia ông khỏe.

Câu 6

順徔古有虞嬪南面奚裨天下治
剛猛史称孫妹東行莫雪使君仇
Thuận tòng cổ hữu Ngu tần, Nam diện hề tì thiên hạ trị
Cương mãnh sử xưng Tôn muội, Đông hành mạc tuyết sứ quân cừu.
“Ngu tần” ở đây nói tới các vị phu nhân của Đế Thuấn (Ngu Thuấn) là Nga Hoàng và Nữ Anh. “Nam diện” là trong tích “quay mặt phương Nam mà xưng vương”, chỉ việc làm vua. Vế này so sánh Hai Bà Trưng với 2 phi tần đã giúp Đế Thuấn.
“Tôn muội” có thể nói tới em gái Tôn Quyền của Đông Ngô, quyết đi theo chồng là Lưu sứ quân (Lưu Bị). Vế này so sánh Trưng Vương khởi nghĩa báo thù chồng, cương quyết như em gái Tôn Quyền.
Dịch:
Tòng thuận xưa có phi tần vua Ngu, quay mặt phương Nam giúp trị thiên hạ
Dũng mãnh sử nêu em gái họ Tôn, đi về phía Đông rửa thù sứ quân.

Câu 7

縱不金刀天再造
未應銅柱地分疆
Túng bất kim đao thiên tái tạo
Vị ưng đồng trụ địa phân cương.
Câu đối này tương truyền do Cao Bá Quát đề ở cột trụ nghi môn đền Hát Môn. Các tài liệu thường dịch câu đối này không chính xác do Cao Bá Quát sử dụng cụm từ chiết tự trong vế đối này. Trong vế đối thứ nhất có cụm từ “kim đao” 金刀 là chiết tự của chữ Lưu 劉, họ của các vua nhà Hán.
Vế đối thứ nhất nói tới chí khí của Trưng Vương đã khởi nghĩa chống quân Hán, lập nên một “thiên hạ”, một mảnh trời riêng của mình. Vế đối thứ hai nói tới cột đồng do Mã Viện nhà Đông Hán dựng nên, nhưng ở đây lại là để đánh dấu phân giới đất đai với Trưng Vương. Trưng Vương thậm chí còn không bằng lòng với vị trí cột đồng phân giới này.
Dịch:
Mặc không Lưu Hán trời riêng tạo
Chẳng nhận cột đồng đất rạch biên.

Câu 8

爾城以北分中国
銅柱而南入帝圖
Nhĩ thành dĩ Bắc phân Trung Quốc
Đồng trụ nhi Nam nhập đế đồ.
Câu đối này nêu 2 sự vật. Một là tòa thành làm địa giới giữa nhà Hán và nước của Trưng Vương (sử chép là Man thành ở Quảng Tây). Hai là cột đồng, cũng dùng để xác lập địa đồ đế vương. Khí phách của câu đối ở chỗ “phân Trung Quốc” và “nhập đế đồ”, khẳng định triều đại của Trưng Vương ngang hàng với nhà Hán, cùng phân chia thiên hạ Trung Hoa và cùng xưng đế.
Dịch:
Thành kia làm Bắc chia Trung Quốc
Đồng trụ về Nam nhập đế đồ.

Câu 9

始終臣節坤貞吉
咫尺神祠萃引孚
Thủy chung thần tiết Khôn trinh cát
Chỉ xích thần từ Tụy dẫn phu.
Câu đối này dùng 2 quẻ của Chu Dịch. Quẻ Khôn mang tính chất bền vững, tốt đẹp nên gọi là “trinh cát”. Quẻ Tụy nghĩa là tụ tập, có lời hào nhị: Dẫn cát, vô cữu, phu nãi lợi dụng thược (dẫn dắt, lôi kéo nhau theo đường công chính, không lỗi, tâm thành lễ mọn vẫn được tốt lành). “Tụy dẫn phu” là việc tập hợp mọi người dẫn tới niềm tin thành kính.
Dịch:
Trước sau giữ lễ, sự bền đẹp của quẻ Khôn
Gang tấc đền thần, dẫn tín tâm của quẻ Tụy.

Câu 10

湯武鉞旄三戰後
雄庞城郭百年前
Thang Vũ việt mao tam chiến hậu
Hùng Bàng thành quách bách niên tiền.
Thang chỉ vua Thành Thanh, người sáng lập nhà Thương của Trung Hoa. Vũ chỉ Vũ Vương, người đánh Trụ diêt Ân, lập nên nhà Chu. “Thang Vũ việt mao” chỉ khí thế khởi nghĩa mạnh mẽ của những vị khai mở triều đại.
Dịch:
Thang Vũ phất cờ ba cuộc sau.
Hùng Bàng thành dựng trăm năm trước.

Đạo hiếu và nhà Chu

Sách Luận ngữ có câu: Tử viết: Đệ tử, nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.

Câu này về sau được một tác giả thời Thanh quảng diễn thành bài thơ Đệ tử quy:
Phép người con, Thánh nhân dạy
Hiếu đễ trước, kế cẩn tín.
Yêu bình đẳng, gần người nhân
Có dư sức, thì học văn…

Sách về Đệ tử quy của TS Thái Lễ Húc ngày nay giảng đoạn kinh “nhập môn” này như sau:
Chúng ta hồi tưởng lại lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc triều đại nào có lịch sử lâu nhất, quốc vận hưng thịnh nhất. Đó là triều nhà Chu. Bao nhiêu năm vậy? 800 năm. Vậy xin hỏi: Tại vì sao triều nhà Chu có thể kéo dài đến được 800 năm? Dựa vào cái gì vậy? “Hiếu” và “Đễ”. Chúng ta chỉ đọc qua “Triều nhà Chu 800 năm”, biết được lẽ đương nhiên mà không biết được sở dĩ nhiên…
Triều nhà Chu, khai quốc là Chu Văn Vương, Chu Võ Vương. Ông nội của Chu Văn Vương là Thái Vương. Thái Vương sinh ra ba người con trai, anh cả là Thái Bá, anh thứ hai là Trung Dung, người thứ ba là Vương Quý. Vương Quý sinh ra Chu Văn Vương. Chu Văn Vương lại sinh ra Chu Võ Vương và Chu Công. Khi Chu Văn Vương mới được sinh ra, Thái Vương vừa nhìn thấy đã cảm thấy Chu Văn Vương có tướng Đế Vương, có tướng Thánh Chủ. Thế nhưng phụ thân của Chu Văn Vương xếp ở hàng thứ ba. Kết quả là bác lớn và bác kế của ông nhận ra khi phụ thân thấy cháu nội thì trên mặt vui vẻ, họ hiểu rõ phụ thân của họ muốn đem ngôi vua truyền cho đứa cháu nội này. Các bác rất hiểu tâm cảnh của phụ thân, cho nên họ không nói không rằng, dựa vào lý do giúp phụ thân đi hái thuốc, liền cùng hẹn nhau với em kế của ông là Trung Dung cùng nhau đi lên núi. Sau khi đi rồi thì họ không trở lại nữa. Bởi vì họ hy vọng phụ thân có thể làm tốt được ý nguyện của mình, không cần phải bận lòng bởi họ là con lớn, để có thể trực tiếp truyền ngôi cho Vương Quý là con trai thứ ba, sau đó Vương Quý truyền ngôi cho Chu Văn Vương.

Ở đoạn này TS Thái Lễ Húc nói chưa hết thông tin. Thái Vương nhà Chu là Cổ Công Đản Phụ có 3 người con: Thái Bá, Trọng Ung và Quý Lịch (Vương Quý). Trong cách gọi tên xưa thì con cả là Thái (Mạnh), con thứ là Trọng, con thứ ba là Quý. Thái Bá và Trọng Ung đã hiểu ý cha, cùng nhau rời đi, nhưng không phải lên núi mà là đi về vùng đất Kinh. Về sau Thái Bá là vị vua khởi đầu của nước Ngô là Ngô Thái Bá. Thái Bá mất, không có con nên em là Trọng Ung lên tiếp ngôi.

Chu Văn Vương đối với phụ thân của ông là Vương Quý đều là sáng sớm, buổi trưa, buổi tối, một ngày ba lần thăm hỏi, nên gọi là “thần hôn định tỉnh” (sáng thăm tối viếng). Ba lần thăm viếng phụ thân, vừa đến thì xem thần sắc của phụ thân, tiếp theo là xem tình hình ăn uống của phụ thân. Nếu như phụ thân ăn uống được rất tốt, ông liền cảm thấy rất là an tâm. Nếu như phụ thân ăn được rất ít thì ông rất lo lắng. Do bởi có được thân giáo như vậy, cho nên con trai của ông là Võ Vương và Chu Công cũng học được rất tốt. Chu Võ Vương cũng rất là hiếu kính đối với Chu Văn Vương. Có một lần Chu Văn Vương bị bệnh, Chu Võ Vương hầu ở bên cạnh mười hai ngày không hề cởi áo giải đãi, mũ trên đầu cũng không lấy xuống, hầu hạ phụ thân ông mười hai ngày nghiêm túc. Do bởi hiếu tâm như vậy, phụ thân ông rất mau khỏi bệnh…
Có một lần Chu Võ Vương bị bệnh, Chu Công liền ở ngay trước mặt của tổ tông họ, vào lúc đó gọi là Thái miếu, viết ra một văn kỳ thọ, mong cầu giảm bớt đi thọ mạng của chính mình để cho huynh trưởng của ông có thể trường thọ… Cho nên khi Chu Công đọc xong văn kỳ thọ, chí thành có thể cảm thông, vì vậy sức khỏe của Chu Võ Vương liền được hồi phục. Bài văn cầu thọ này còn để ở trong Thái miếu.
Trải qua một khoảng thời gian, Chu Võ Vương qua đời, tiếp theo là Chu Thành Vương kế vị. Chu Công giúp đỡ ông. Bởi vì Thành Vương vẫn còn trẻ, kết quả Chu Võ Vương giúp Chu Thành Vương chọn được mấy vị thầy giáo, Thái sư là Khương Thái Công, Thái Bảo chính là Chu Công.

Chỗ này cần chỉnh lại thông tin một chút. Thái sư của Chu Thành Vương là Chu Công. Còn Thái bảo là Thiệu Công. Khương Thái Công Lã Vọng không làm thầy vua Chu Thành Vương vì có lẽ ông đã quá già sau cuộc chiến với Trụ Vương (lúc Văn Vương gặp Lã Vọng thì ông đã 80 tuổi) và ông đã về cai quản đất phong của mình là nước Tề, không ở trong triều đình Chu nữa.

Vào lúc đó quốc gia có những lời giảo ngôn, đều nói là: “Có phải Chu Công muốn đoạt lấy thiên hạ hay không?”. Có rất nhiều lời đồn đại như vậy. Chu Công không đợi cháu của ông lên tiếng. Chính ông tự mình dời đến Sơn Đông, để cho cháu ông dễ làm người, không nên bị những lời sàm ngôn này ảnh hưởng… Sau này Thành Vương xem được sắc thư của ông trong chiếc rương quý mới hiểu rõ lòng trung thành và nhiệt tình của ông, rất hối hận và sai người đi đón ông về.

Đoạn này cũng có điều cần bàn. Các tư liệu khác nói rằng khi bị tiếng oan Chu Công đã dời đến nước Sở, chứ không phải Sơn Đông. Các sử gia sau nay cho rằng vì Chu Công được phong ở nước Lỗ nên ông lui về ở nước Lỗ ở vùng bán đảo Sơn Đông mới hợp lý. Thực ra Chu Công không về nước Lỗ vì nước Lỗ đã có con của ông là Lỗ Bá Cầm cai quản. Nơi Chu Công lui về chỉ có thể là Lạc Ấp – Đông Đô của nhà Chu, nơi an trí đám ngoan dân của nhà Thương sau cuộc nổi loạn của Vũ Canh. Lạc Ấp thì tất nhiên không phải ở Sơn Đông. Nhưng tại sao các sách lại chép thành Chu Công lui về nước Sở?
Chu Công không có liên quan gì đến nước Sở của Sở Hùng ở vùng sông Dương Tử cả. Gọi là Sở bởi Sở = Sủy = Thủy = Nước = Nác = Lạc. Nước Sở ở đây tức là đất Lạc hay Lạc Ấp, Lạc Việt. Nơi Chu Công lui về là vùng Lạc Việt, hay Bắc Việt ngày nay.
Các sách giảng về câu của Khổng Tử trong Luận ngữ đã lấy chuyện khởi đầu của nhà Chu làm gương về hiếu đễ. Có lẽ Khổng Tử còn sống cũng sẽ lấy chuyện này mà giảng vì ông đánh giá rất cao nhà Chu, thường nói mình “nằm mộng gặp Chu Công”. Cách ứng xử của các vị vua đầu triều Chu thực sự là tấm gương sáng ngàn đời về đạo hiếu đễ.

Ngoc tong

Ngọc tông, vật dùng thờ cúng có từ thời Hạ (văn hóa Lương Chử).
Ống tông cùng với đĩa bích ngọc là hình ảnh vuông tròn, bánh chưng bánh dày, âm dương.

Thật trùng khớp khi câu chuyện về đạo hiếu này cũng in đậm trong truyền thuyết Việt. Đó là câu chuyện chàng Lang Liêu, không phải là con cả của vua Hùng, nhưng nhờ có tấm lòng hiếu thảo động tới trời nên đã làm ra bánh chưng bánh dày, thành kính dâng lên thờ cúng cha mẹ và tiên tổ và được truyền ngôi báu của nước Văn Lang.
Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh dày không ai khác chính là Chu Văn Vương. Văn Vương là người đã viết ra Kinh Dịch, được truyện Việt Nam kể hình tượng hóa bằng bánh chưng bánh dày – bánh trăng bánh giời hay đạo Âm Dương. Chi tiết Lang Liêu được nhận ngôi mà không phải là con cả tương tự chuyện Thái Bá và Trọng Ung nhường lại ngôi cho Vương Quý.
Tác giả Đệ tử quy đã hơi quá khi sửa câu nói của Khổng Tử từ “Nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ” thành “Thủ hiếu đễ”. Khổng Tử không nói lấy Hiếu làm đầu, làm căn bản, vì mô hình con người quân tử của Khổng Tử rộng hơn, bao trùm hơn đạo Hiếu. Hiếu đễ là quan trọng hàng đầu đối với nhân sinh hạnh phúc. Nhưng để thành nghiệp cho một vương triều 800 năm thì không thể thiếu những phẩm chất được kể sau: “Cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”.
Chu Văn Vương khi là Tây Bá hầu của nhà Ân đã được biết là người rất có “thánh đức”, được lòng nhân dân và các chư hầu. Trong khi đó Trụ Vương ngày càng bạo ngược, lòng người ngày càng nghiêng về hướng Tây. Thánh đức của Văn vương chính là từ đức tính “phiếm ái chúng” (yêu tất cả), thể hiện ví dụ như bằng hình tượng con Lân, biểu tượng của nhà Chu: Chân con lân không đạp lên cỏ tươi, không dẫm lên côn trùng còn sống. Hình tượng này rất đúng với tư tưởng “phiếm ái chúng” của Khổng Tử.
Chu Văn Vương cũng là điển hình cho đức “nhi thân nhân” (gần người nhân) trong câu chuyện Văn Vương gặp Lã Vọng. Lã Vọng vốn là một ông lão cao tuổi, đóng vai một người câu cá ven đường khi gặp Văn Vương. Thế mà Văn Vương đã mời ông về giúp sức, gây dựng cơ nghiệp cho nhà Chu. Lã Vọng sau được phong là Khương Thái Công, người cầm đầu quân đội nhà Chu tiến đánh, tiêu diệt Trụ Vương. Sự tích Văn Vương gặp Lã Vọng là một điển hình về tinh thần “cầu hiền” xưa.

La VongTích Văn Vương gặp Lã Vọng trên một ngôi đình ở xứ Huế.

Truyền thuyết Việt cũng có chuyện “cầu hiền” tương tự. Đó là khi giặc Ân tấn công nước ta (cũng là Ân – Trụ Vương), vua Hùng cho sứ giả đi loan tin khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước. Ở làng Phù Đổng có cậu bé ba tuổi xung phong ra diệt giặc được vua cho đúc gậy sắt, ngựa sắt, nón sắt… Tinh thần cầu hiền ở chỗ không nề hà gì việc là cậu bé hay ông lão. Cứ có tài năng là được giao trọng trách.
Chuyện Thánh Dóng và Lã Vọng đánh giặc Ân là cùng một chuyện. Dóng = Vọng. Có lẽ Thánh Dóng thọ 103 tuổi như Lã Vọng mới đúng, bỏ đi 100 thành còn 3 tuổi. Thánh Dóng đánh giặc Ân ở Vũ Ninh là chuyện Khương Thái Công Lã Vọng giúp Vũ Vương phạt Trụ diệt Ân.
Câu “hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” ở đây có thể hiểu là tùy theo năng lực mà học lấy tri thức. “Văn” ở đây không phải là văn nghệ, văn hóa. Hiểu vậy thì tư tưởng của Khổng Tử thành tầm thường quá: Có thời gian rảnh thì đi xem văn nghệ?!
Văn của thời kỳ này là kiến thức khoa học, mà thời này được đúc kết trong Dịch học. Chính Dịch lý là ánh sáng soi đường cho gia tộc Chu có được thiên hạ từ tay Trụ Vương và dẫn dắt cả thiên hạ Trung Hoa đi lên văn minh. Chu Văn Vương – Lang Liêu là người đã viết nên Kinh Dịch nên mới có danh hiệu là Văn Vương, mở ra nước Văn Lang huy hoàng kéo dài trong 800 năm.

Xin ghi lại chuyện này với bài thơ Hiếu với trời đất:

Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang
Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng
Mà tấm lòng thành gói trời đất
Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.

Âm dương một đạo để ngàn đời
Rọi sáng đường đi cả tộc người
Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết
Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời.

Giả nhời vài câu “học rởm” về quốc tổ Hùng Vương

Trong thời gian gần ngày giỗ tổ Hùng Vương mấy năm nay có khá nhiều học giả, chữ nghĩa đầy mình, viết những bài “phân tích” truyền thuyết và tục giỗ tổ Hùng Vương của người Việt một cách rất hồ đồ và ngạo ngược. Các học giả này phần lớn đều “làu thông kinh sử”… của Tàu, lấy đó làm thước để “đo” truyền thuyết Việt, lấy cách nhìn “lịch sử” hiện đại để soi huyền sử cổ đại… Họ có ngờ đâu rằng đó chỉ là cách nhìn phiến diện và sai lệch. Riêng ở thái độ bất kính với tổ tiên, với quá khứ cũng đủ vứt những bài viết đó vào sọt rác, khỏi cần đọc làm gì.

cong-den-hungCổng lên đền Hùng ở Phú Thọ: Cao Sơn Cảnh Hành.

Bài này điểm qua một số câu hỏi… “hơi ngu” của các học giả này và giải đáp nó dưới ánh sáng của Sử thuyết Hùng Việt.

1. Tại sao 18 đời Hùng Vương lại kéo dài hơn 2000 năm? Có phải mỗi vị vua Hùng như vậy trung bình thọ trên trăm tuổi?
Câu hỏi này tưởng là khó trả lời, nhưng nó lại thể hiện ngay sự hiểu biết lệch lạc cơ bản của người hỏi. 18 đời và 18 vị vua là khác nhau. Các thư tịch, minh văn chép về Hùng Vương nói là “Thập bát thế”, nghĩa 18 triều đại, chứ có phải 18 vị vua đâu. Mỗi một triều đại Hùng Vương có cả hàng chục vị vua nhưng đều mang cùng một danh hiệu của triều đại đó như Hùng Quốc Vương, Hùng Hiền Vương… 18 triều đại kể ra hàng trăm vị vua Hùng, kéo dài 2000 năm có lẽ còn hơi ít. Phải trên 3000 năm mới đúng nếu kể cả những vị vua thời từ tiền lập quốc.

2. Các vua Hùng họ gì?
Có chuyên gia phân tích rằng bố của Lạc Long Quân là Kinh Dương Vương, cũng từng được coi là thuộc 18 vua Hùng, mà Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục. Suy ra các vua Hùng mang họ của Kinh Dương Vương là họ Lộc… Thật sự là một sự khôi hài.
Các vua Hùng thì chẳng mang họ Hùng thì còn mang họ gì nữa? Nhưng họ Hùng là một họ đặc biệt, là “họ tộc” của cả đại tộc Việt chứ không phải của 1 dòng họ. Vị vua đầu tiên là Hữu Hùng Hoàng Đế, tức Đế Minh, là vua của Hữu Hùng Thị hay tộc họ Hùng. 18 đời Hùng Vương là 18 triều đại nên hiển nhiên không phải chỉ có 1 họ. Mỗi triều đại có thể mang một họ riêng hoặc cũng có thể trùng với một vài triều đại trước đó. Với 3000 năm lịch sử thời đại Hùng Vương thì việc một dòng họ có thể nắm quyền vài triều đại là bình thường.

3. Tại sao tên các vua Hùng lại đều là “tên Tàu”?
Các vị vua Hùng đều có những cái tên Hán Việt như Hùng Vũ Vương, Hùng Huy Vương… Vậy vua Hùng là người Tàu hay là vốn vua Hùng có các “tên Nôm” khác mà nay đã bị thất truyền?
Thực ra tên các vua Hùng được đặt bằng âm Hán Việt chẳng nói lên được là các vua Hùng là người Hán. Ngược lại, điều này nói lên rằng âm Hán Việt vốn là âm tiếng Việt thời cổ. Tại sao không gọi là âm Việt – Hán cho chính xác? Chữ mà được ngày nay gọi là chữ Hán thực ra vốn là chữ Việt, do người Việt sáng tạo ra và dùng nó cả vài ngàn năm nay.

4. Hùng Vương hay Lạc Vương?
Đây là một trong những câu hỏi đầy suy diễn của các học giả từ trước tới giờ. Họ thường viện dẫn các tài liệu nói rằng nước ta có các Lạc hầu, Lạc tướng,… nên phải có Lạc Vương và từ đó suy ra Hùng Vương phải là Lạc Vương chỉ vì do… “lỗi đánh máy”. Họ không thể nghĩ đơn giản hơn được hay sao?
Lạc Vương là Hùng Vương, không sai, nhưng điều ngược lại thì không đúng. Hùng Vương có thể không phải là Lạc Vương vì Lạc Vương chỉ là vua ở một phạm vi tương đối nhỏ ở Bắc Việt – Quảng Tây trong một thời kỳ đầu của lịch sử. Còn Hùng Vương có tới 18 triều đại, phạm vi trên toàn cõi Đông Nam Á và Hoa Nam. Làm sao lại gán ghép Hùng Vương với Lạc Vương được.

bach-viet-13Phạm vi nước Văn Lang thời Hùng Vương.

5. Nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương làm sao có thể bao trùm toàn bộ vùng Nam sông Dương Tử?
Đúng là không thể có quốc gia nào có phạm vi mênh mông như vậy ở thời Kinh Dương Vương. Nhưng đây là sự gán ghép tư liệu lịch sử, lấy đất đai của nước Văn Lang của Hùng Vương gán vào nước Xích Quỷ từ thời Kinh Dương Vương. Đồng thời diễn giải lệch lạc phạm vi đã được mô tả rõ của nước Văn Lang: Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn. Với mô tả này nước Văn Lang không chiếm toàn bộ vùng Nam Dương Tử mà là phần Tây Nam Trung Hoa ở Bắc Việt, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây. Việc tự phóng đại phạm vi nước của Hùng Vương lên và gán cho nó vào thời kỳ đầu của Kinh Dương Vương để bảo thông tin đó là vô lý là một sự ngụy xảo, “gắp điều xằng bậy bỏ mồm người khác”.

6. Chuyện Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở trăm trai là vô lý.
Truyền thuyết Trăm trứng chẳng có gì là vô lý từ góc độ truyền thuyết cả. Nó “vô lý” chỉ vì các học giả đang đeo những lăng kính “lịch sử” mà nhìn truyền thuyết. Câu cuối cùng trong truyền thuyết họ Hồng Bàng này đã minh định ngay ý nghĩa của hình ảnh trăm trứng: “Trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy”. Lạc Long Quân và Âu Cơ là đại diện của 2 dòng tộc Tiên và Rồng, Âu và Lạc đã kết hợp với nhau mà sinh ra các chi Bách Việt. Đây là cách thể hiện tóm tắt nguồn gốc sự phát triển lịch sử của Bách Việt. Đâu có phải hiểu theo nghĩa đen (đúng thật là “đen”, tối) như mấy học rởm ngày nay diễn giải.Chiếc trống đồng có 4 con cóc trên mặt trống, nhưng lại được trang trí bằng hoa văn Hủy long, dạng hoa văn đặc trưng của văn hóa Thương Chu.

7. Có nhiều vua Hùng vậy thì chẳng nhẽ tất cả các vua Hùng đều là quốc tổ và được thờ, giỗ?
Những vị vua Hùng được thờ ở đền Hùng không phải là con cháu của Lạc Long Quân. Ở đền Hùng Phú Thọ (và các di tích khác trong khu vực này) thờ 3 vị vua Hùng là:
– Đột ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền thánh vương
– Ất Sơn thánh vương
– Viễn Sơn thánh vương.
Đây hoàn toàn không phải 3 vị “thần núi” như các học giả đang tưởng tượng. Sơn là từ chỉ hướng Bắc (nay) vì là quẻ Cấn trong Bái quái. Từ Sơn ở đây tương đương với từ Lạc, cũng là chỉ hướng Bắc. “Cao Sơn thánh vương” tương đương với tên gọi “Lạc Vương”. Như thế 3 vị quốc tổ được thờ là 3 vị Lạc Vương mà vị đầu tiên là Đột ngột Cao Sơn (“đột ngột” – bất ngờ xuất hiện, trước đó chưa có ai), chính là Đế Minh của truyền thuyết Việt. 2 vị Lạc Vương còn lại là Đế Nghi và Lộc Tục. Đây mới đúng là các quốc tổ đã bắt đầu thời đại Hùng Vương được thờ cúng tại đền Hùng.

8. Tại sao lại lấy ngày 10-3 làm ngày giỗ tổ Hùng Vương?
Tháng 3 trong Âm lịch là tháng Thìn hay tháng của Rồng. Số 10 trong Thập can là Kỷ hay Kỵ. 10-3 nghĩa là ngày “kỵ long”, tức là ngày giỗ vua. Ý nghĩa của việc giỗ tổ là bên cạnh việc tưởng nhớ đến những vị vua đã có công dựng nước, nó còn mang ý nghĩa như ngày Quốc khánh. Theo chế độ phong kiến trước đây, ngày mất của vua cha cũng là ngày thái tử đăng quang, bắt đầu một triều đại mới. Ngày quốc khánh thì cả nước phải ăn mừng và được nghỉ lễ là quá đúng rồi…

Có lẽ còn nhiều câu hỏi “đểu” tương tự như vậy nữa của các học giả… không đến nơi đến chốn, khinh thường văn hóa truyền thống này. Nhưng thôi cứ để cho các vị ấy tự mãn với các sở học của mình. Rồi đến lúc khắc biết thế nào là quả báo khi phạm đến tổ tiên và thần linh Việt.

Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch

Sơ lược lịch sử cái Tết Âm lịch phương Đông.
Âm lịch mà người Việt đang dùng theo truyền thuyết là do Hoàng Đế Hữu Hùng phát minh ra, thời Đế Nghiêu Đế Thuấn được củng cố thêm. Lịch có 12 tháng gọi tên theo thập nhị địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ khi ra đời đến nay Âm lịch đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu năm:
– Nhà Hạ chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Đây là Lịch kiến Dần.
– Nhà Thương chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Sửu. Người Mông ở Việt Nam nay vẫn ăn Tết theo lịch này.
– Nhà Chu chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Tý.
– Nhà Tần chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Hợi.
– Đến đời Hiếu Vũ Đế quay lại lấy tháng Giêng là Dần. Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.
Âm lịch là lịch của nền văn minh lúa nước, vốn xuất phát chính từ đất Giao Chỉ từ Tam Hoàng (Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn) và được hoàn thiện ở thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu). Lịch kiến Dần bắt đầu từ nhà Hạ mà nhà Hạ khởi lập bởi cha Lạc Long Quân ở vùng đồng bằng sông Hồng ven biển Bắc Việt nay. Tới khi Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt diệt nhà Triệu Nam Việt, thống nhất Trung Hoa, cho lấy lại tháng Dần làm tháng Giêng theo lịch nhà Hạ.
Người Việt Nam ngày nay hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng nhà Hiếu là “Tàu” hay Hán và Âm lịch người Việt đang dùng là “lịch Tàu”. Nhà Hiếu là một triều đại Việt chính cống vì Hiếu Cao Tổ Lưu Bang khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình, tức vùng đất Đông Giao Chỉ, cũng là khu vực khởi đầu của nhà Hạ xưa. Triều đại nhà Hiếu do đó còn có tên là Viêm Lưu, tức là họ Lưu từ vùng Viêm phương, xứ nóng.
Người Việt có truyền thuyết Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh dày dâng cúng trời đất vào tiết đầu năm. Nhiều người cho rằng lịch của Lang Liêu như thế mới đúng là lịch Việt. Nhưng liệu có mấy người biết rằng Lang Liêu nghĩa là vua của người Liêu Tử hay Di Lão. Lang Liêu nghĩ ra bánh chưng bánh dày với đạo trời tròn đất vuông chính là Chu Văn Vương, người tạo tác Kinh Dịch. Chu Văn Vương cũng là Văn Lang, là quốc hiệu được người Việt công nhận từ xa xưa. Nhà Chu là dòng Âu họ Cơ, dòng theo mẹ Âu Cơ lên núi dựng đô ở Phong Châu, lập nước Văn Lang thời các vua Hùng. Văn Vương – Văn Lang đã định lịch kiến Tý, lấy tháng 11 làm chính sóc, lập nên một thời đại huy hoàng trong sử Việt là ý nghĩa của câu chuyện bánh chưng bánh dày.
Ngày nay muốn điều chỉnh tháng đầu năm cho gần với năm Dương lịch thì có thể lấy lịch của nhà Chu hay của Lang Liêu, dùng tháng Tý làm tháng Giêng. Người Việt có thể ăn Tết theo cha Lạc Long (dùng lịch kiến Dần) hay theo mẹ Âu Cơ (dùng lịch kiến Tý), thay đổi lựa chọn tháng đầu năm, chứ không thể bỏ Tết Âm thành Tết Dương lịch được. Đánh đồng Âm lịch với Tây lịch đồng nghĩa với xóa sổ luôn Âm lịch, vì không có ngày đầu năm thì cũng không có cả năm. Bỏ Âm lịch là bỏ hết cả văn hóa cổ truyền, tục thờ cúng tổ tiên, phá ngang cách tính thời gian của nền văn minh lúa nước… Những ai chủ trương bỏ Tết Âm lịch phải nói là phạm tội bất hiếu với tổ tiên, với trời đất.
Tam quan den ThuongNghi môn đền Thượng – Kinh thiên điện trên núi Hùng – Nghĩa Lĩnh.

HIẾU VỚI TRỜI ĐẤT
Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang
Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng
Mà tấm lòng thành gói trời đất
Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.

Âm dương một đạo để ngàn đời
Rọi sáng đường đi cả tộc người
Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết
Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời.

Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan và góc nhìn về lịch sử Trung Quốc

Cái tên “Trung Quốc” thời hiện đại hoàn toàn không phải bắt đầu từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với thủ đô Bắc Kinh ngày nay, mà là từ nước Trung Hoa Dân Quốc do Tôn Trung Sơn lập nên sau cách mạng Tân Hợi năm 1911. Nước Trung Quốc này cũng là nước tham gia thành lập và có chân trong Liên Hợp quốc đầu tiên, chứ không phải Trung Cộng. Trung Hoa Dân Quốc lúc đó cầm đầu là Tưởng Giới Thạch, người kế nhiệm lãnh đạo Quốc Dân Đảng sau Tôn Trung Sơn. Tưởng Giới Thạch sau thất bại ở Đại lục đã tiếp tục duy trì Trung Hoa Dân Quốc trên hòn đảo Bành Hồ – Đài Loan. Đài Loan ngày nay mới chính là Trung Quốc, theo tên gọi đặt ra từ thời Tôn Trung Sơn và bản thân Đài Loan vẫn gọi mình là Trung Hoa Dân Quốc.
So sánh lịch sử giữa Đài Loan và Việt Nam ta thấy sự giống nhau đến kỳ lạ. Thổ dân Đài Loan là những bộ tộc nói tiếng Nam Đảo, không phải người Hán. “Thổ dân” ở Việt Nam cũng vậy, chắc chắn không phải là người Hán rồi. Cư dân chính của Đài Loan ngày nay là người Hoa di cư từ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang tới từ thời Minh – Thanh. Những vị khởi lập và lãnh đạo Đài Loan như Trịnh Thành Công là người xuất xứ từ Phúc Kiến, Lưu Vĩnh Phúc là người Quảng Đông (vị này cũng từng sang làm vương làm tướng ở Việt Nam với đội quân Cờ đen ở vùng Bắc Việt). Tưởng Giới Thạch là người Chiết Giang. Còn ở Việt Nam các vua Lý, Trần, Hồ, rồi Quang Trung (Hồ Thơm) cũng là những người có xuất xứ từ vùng đất Mân (Phúc Kiến, Chiết Giang). Như thế Đài Loan hay Việt Nam đều có thành phần dân tộc tương tự nhau và phi Hán, hay cùng là dân Bách Việt cả.

p1310750Tượng gỗ của bộ tộc Thao tại Đài Trung.

Tôn Trung Sơn khi lập nên Hưng Trung Hội (tiền thân của Quốc Dân Đảng) đã nêu cương lĩnh: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa”. Rõ ràng Tôn Trung Sơn, và cả nước Trung Hoa Dân Quốc do ông ta lập nên, coi triều đại Mãn Thanh là ngoại tộc người Thát giống như quân Mông Cổ, chứ không phải người Hoa chính gốc. Triều đại Mãn Thanh là thời kỳ Trung Hoa bị giặc Thát ngoại xâm thống trị.
Tương tự ở Việt Nam, việc nhà Trần không ít lần gọi mình là Trung Hoa trong các văn bản văn bia để lại và nêu cao “cương lĩnh” Sát Thát. Điều này là dễ hiểu vì thực sự nước Đại Việt lúc đó mới là Trung Hoa chính truyền, chứ không phải nhà Nguyên của người Mông Cổ.
Khi quân Mông Cổ tấn công nhà Nam Tống, một bộ phận quan quân nhà Tống đã sang Việt Nam cùng với nhà Trần làm nên cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trên đất Đại Việt. Hoàng hậu Nam Tống trôi dạt vào bờ biển Nghệ An Việt Nam rồi được lập thờ thành tôn thần Đại Càn Nam Hải quốc gia Tứ vị hồng nương…
Tưởng Giới Thạch trước khi rút về Đài Loan đã cho di dời các báu vật của Trung Hoa về hòn đảo này. Tới nay Bảo tàng cung điện ở Đài Bắc lại là bảo tàng có nhiều hiện vật cổ đại của Trung Hoa nhất từ thời Hạ, Thương, Chu. Còn Bảo tàng lịch sử quốc gia Đài Loan thì lại toàn đồ vật đem từ bảo tàng Hà Nam về. Các chuyên gia văn vật Đài Loan rất sành đồ cổ Trung Hoa, mặc dù bản thân ở Đài Loan chẳng khai quật được thứ gì đáng gọi là cổ để trưng bày cả.

img_0341Chiếc đỉnh thời Thương ở Bảo tàng cung điện quốc gia Đài Loan.

Việc di dời các văn vật Trung Hoa một cách có hệ thống về Đài Loan của Tưởng Giới Thạch là theo đúng truyền thống Trung Hoa. Văn vật như Đỉnh đồng là tương trưng cho quyền lực của vua trước toàn thiên hạ. Ai giữ đỉnh người đó là vua. Ai có ngọc tỉ người đó là vua. Đỉnh nằm ở đâu thì đó chính là Trung Nguyên của thiên hạ, là nơi có thiên tử.
Nhà Nguyễn ở Việt Nam cũng theo truyền thống đó mà từng đúc Cửu đỉnh, nay còn đặt trước Thế miếu tại Thành nội cố đô Huế. Việc đúc Cửu đỉnh của vua Minh Mạng là sự khẳng định nước Đại Nam mới là Trung Hoa chính truyền, vua Đại Việt mới là thiên tử thực sự của Trung Hoa.
Lịch sử Việt Nam có thể đã có một cuộc di chuyển văn vật như thời Tưởng Giới Thạch, là khi Lưu Sưởng, vị vua cuối cùng của nước Đại Hưng (nước Nam Hán theo sử sách ngày nay), trước lúc bị quân Tống tấn công đã chuyển tiền tài về vùng Tĩnh Hải – Đinh Bộ ở Bắc Việt. Đây là tiền đề cho Lý Công Uẩn – Đinh Bộ Lĩnh gây dựng nước Đại Việt trong thời gian tiếp theo.
Tưởng Giới Thạch khi ra Đài Loan vẫn không quên quê cha đất tổ ở Trung Hoa đại lục. Ông ta và đến đời con ông ta vẫn có chính sách Quốc Quang, nhằm phản công chiếm lại Đại lục. Việc này cũng tương tự thời Lý ở Việt Nam, khi phần đất phía Đông (phần Thanh Hải quân) của nước Đại Hưng bị mất vào tay nhà Tống thì hết Nùng Trí Cao rồi Lý Thường Kiệt đã có những hành động tiến chiếm, đòi lại đất đai cũ của nước Đại Hưng. Rồi đến cả Quang Trung khi lên ngôi hoàng đế cũng đã bắt tay thực hiện việc đòi lại Lưỡng Quảng. Các hoàng đế Việt Nam luôn coi mình là Trung Hoa chính truyền và mang trong tâm trí việc khôi phục lại đất đai tổ tiên đã mất ở phương Bắc.
Đài Loan ngày nay vẫn dùng chữ Hoa phồn thể, tức là chữ Nho của thời xưa mà các triều đại Đại Việt dùng làm quốc văn, trong thi cử. Chẳng có ai thắc mắc là thứ chữ ấy không phải là chữ “Đài” cả. Trung Hoa Dân Quốc dùng Trung văn thì hoàn toàn hợp lý và đúng đắn.

van-vo-mieuVăn Võ miếu ở Đài Trung.

Đài Loan ngày nay lập các văn võ miếu thờ tiên thánh Quan Công, Khổng Tử,… cho dù các vị này chưa ra đảo Đài Loan bao giờ. Triều Nguyễn ở Việt Nam như thế có thờ Tam Hoàng Ngũ Đế hay Tam Đại Trung Hoa là hành động tôn thờ tổ tiên Trung Hoa của mình chứ chẳng phải ăn theo học đòi gì ở ai cả.
Người Đài Loan hoàn toàn không đặt ra vấn đề “Thoát Trung” vì họ chính là Trung – Trung Hoa Dân Quốc rồi còn thoát gì nữa. Trái lại họ biết tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống trong thời đại mới, từ tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật, nghề thủ công, văn vật,… Còn người Việt, bị thời gian phủ bụi, lịch sử khuất lấp, nay mới đề ra ý tưởng “Thoát Trung”. “Thoát Trung” là Trung nào? Trung Cộng hay Trung Hoa?
Cách nhìn lịch sử của Đài Loan ngày nay về Trung Quốc cũng giống như cái nhìn của các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn trên đất Việt đối với Trung Hoa. Lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử Việt. Người Hoa vốn là người Việt. Điều đó sẽ rất dễ hiểu nếu so sánh bối cảnh quốc gia, văn hóa và dân tộc của VIệt Nam với Đài Loan ngày nay. Tấm gương về cách phát triển, “hóa rồng”, thoát khỏi cái bóng “Trung Quốc” đè nặng lên văn hóa và suy nghĩ cho Việt Nam gần nhất, sát thực nhất không phải là Hàn Quốc hay Nhật Bản, mà là Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan.

Kính nhi viễn chi

Thành ngữ “kính nhi viễn chi” có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong Luận ngữ – Ung dã: Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ. Tạm dịch như sau: Làm việc nghĩa, có ích cho dân, tuy phải kính trọng quỷ thần nhưng nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.
Tư tưởng “kính mà xa” này của Khổng Tử thực ra không phải là cách xử thế đối với chốn quan trường hay trong triều đình như vẫn được giải thích. Đây là cách mà Khổng Tử nói tới nên ứng xử như thế nào đối với các tín ngưỡng dân gian (việc quỷ thần). Đặc biệt Khổng Tử, như một nhà sử học đầu tiên của Trung Hoa (viết Kinh Thư), đã có một quan điểm rất đúng đắn khi xử lý các truyền thuyết, tín ngưỡng trong việc biên chép sử. Vừa phải tôn trọng (kính) những thông tin trong truyền thuyết, nhưng cũng vừa phải lùi xa, nhìn rộng, suy thấu một cách thực tế thì mới có thể thấy được sự thật của quá khứ.

P1060168Chiếc lịch ba chân thời Tây Chu với hoa văn Thao thiết và Quỳ long.

Một ví dụ thường được lấy về quan điểm của Khổng Tử đối với những chuyện quỷ thần trong truyền thuyết khi biên sử là chuyện về Hoàng Đế. Theo thần thoại, Hoàng Đế là một vị thần có 4 mặt để trông coi 4 phương. Thông tin này được Khổng Tử giải thích rằng Hoàng Đế đã phái 4 người đi trị vì 4 phương. Cách giải thích này đúng là vừa “kính”, tức là vừa tôn trọng thông tin, không bác bỏ nó, nhưng cũng vừa “viễn”, tức là nhìn nhận và lý giải thông tin một cách thực tế.
Ví dụ khác về hình ảnh “Quỳ nhất túc”, tức là con Quỳ có một chân. Khổng Tử đã bác bỏ sự hoang đường để giải thích là con Quỳ hung ác chỉ cần có 1 điểm khả thủ đó là việc giữ chữ Tín là đủ. Hay Quỳ đã biến thành một nhạc quan của vua Thuấn và người như Quỳ chỉ cần 1 là đủ. Như vậy thay vì đi tìm loài thú 1 chân, hình ảnh Quỳ nhất túc được hiểu thành thông điệp “một là đủ”.
Tinh thần “kính mà xa” việc quỷ thần của Khổng Tử bị các Nho gia đời sau hiểu không chính xác, dẫn đến sự khô cứng gò bó của Nho gia trong chép sử. Lỗ Tấn đã nhận xét: Khổng Tử ra đời, lấy những điều thực dụng sửa mình, yên nhà, trị nước, bình thiên hạ làm giáo lý, không muốn nói việc quỷ thần, những thuyết hoang đường thời thái cổ đều là những điều nhà Nho không muốn nói, cho nên về sau, chẳng những không làm gì được cho sáng sủa lớn lao thêm mà còn để cho tản mác, mất mát đi nữa (Lịch sử truyền thuyết Trung Quốc).
Cũng Lỗ Tấn đã cho rằng trong các truyền thuyết xa xưa luôn chứa đựng những điều đáng kể về lịch sử: Lịch sử của bất cứ một dân tộc nào khi bắt đầu toàn là những sự kiện mông lung, nhiều mâu thuẫn. Đó là tình hình chung và không có cách nào khắc phục được của lịch sử các dân tộc. Nhưng sau khi đã nói xong mọi câu chuyện truyền thuyết, vô luận thế nào, những truyền thuyết rất xa xưa đó về mặt lịch sử mà nói, đều có những yếu tố và hạt nhân đáng kể, chứ không phải bịa đặt hoàn toàn.

IMG_1860Hoa văn con Quỳ trên nắp một chiếc bình thời Tây Chu.

Tinh thần “kính nhi viễn chi” của Khổng Tử đã từng được các nhà Nho Việt Nam áp dụng trong soạn những bộ sử đầu tiên của đất nước. Danh nhân thời Trần là Hồ Tông Thốc, người viết cuốn Việt Nam thế chí, một cuốn sử sớm của nước ta là người đi đầu trong việc này. Quan điểm sử học của Hồ Tông Thốc khi đưa những huyền thoại, truyền thuyết vào chính sử được nêu trong bài tựa của tác phẩm Việt Nam thế chí:
Sách chép về thế phả, vốn có từ lâu, khảo xét các đời đã qua để rõ nguồn gốc lưu truyền, kê cứu những điều truyền văn, để rõ những tiêu chuẩn xưa nay. Hiềm vì chuyện tin chuyện ngờ lẫn nhau, có điều chưa hợp hẳn với lòng người. Nhưng việc đời biến đổi khác nhau thì làm sao lại khỏi có những điều quái gở. Nghìn năm về sau, khó lòng biết được đầy đủ, mà tìm trong sách vở cũng không thể tra cứu vào đâu được. Bởi vậy, ghi chép về nguồn gốc thực là nhọc lòng lắm.
Có người hỏi tôi rằng: Bỏ cái lạ giữ cái thường là đạo của thánh hiền, tại sao ông lại câu nệ theo cũ, không nêu rõ lời mới để đổi hẳn thói mê hoặc của đời?
Tôi đáp rằng: Thời thái cổ còn hỗn mang, chưa phân biệt trời đất, ngay trung thổ cũng còn có nhiều thuyết hoang đường, như những chuyện vá trời, húc núi, lấy chân ngao làm cột trời, mười mặt trời cùng mọc, v.v…, đời sau cứ theo sách mà bàn luận, không kê cứu vào đâu được, đúng hay không đúng, vẫn còn ghi chép trong sử sách. Huống chi đất Việt ta ở vào cõi xa, sự hiểu biết cũng khác, từ đời hồng hoang thời gian xa cách, trong lúc mới mở mang, sách vở chưa đầy đủ, lễ nhạc chưa làm, nếu cho là có thực thì bởi đâu mà biết? Nếu cho là không có, thì do đâu mà xét ra?
Cho nên những chuyện góp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ về phả ký từng đời mà thôi, còn những sự tích kỳ quái, lờ mờ khó xét, tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau này, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Độc giả nên lưu tâm nhận kỹ, cố sức suy nghiệm thì sẽ rõ ngọc đá; thấy được tiếng vang hình bóng của lịch sử; tôi đâu tự dám cho ý mình là thoả đáng.
Vả lại, nước Nam ta ở vào dải đất nóng nực, trong cõi mênh mông, vua sáng đời nào cũng có. Dẫu rằng núi sông rộng lớn, chia biệt mỗi lúc một khác, nhưng từ xưa đến nay, chỉ căn cứ vào tục truyền và dấu vết, hỏi việc về dĩ vãng thì nhờ các cụ già kể chuyện lại; xét nghiệm ở tương lai thì có những đền miếu cúng thờ…
Chính nhờ tinh thần vừa tôn trọng truyền thuyết, tín ngưỡng, vừa cẩn trọng tìm kiếm đối chiếu với các tư liệu có được, qua người già kể lại, tại đền miếu cúng thờ, mà Hồ Tông Thốc đã làm được một việc lớn cho việc biên chép sử Việt, đó là đưa thời đại Hùng Vương vào chính sử. 18 triều đại vua Hùng, kéo dài trên 2000 năm vốn chỉ được biết qua các truyền thuyết huyền sử. Nhìn nhận đúng thời đại Hùng Vương chính là trở về đúng với cội nguồn của dân tộc.
Bài học “Kính quỷ thần nhi viễn chi” của Khổng Tử, Lỗ Tấn, Hồ Tông Thốc tuy vẫn hiện hữu, nhưng ngày nay các sử gia Việt chỉ biết có “Viễn” mà không biết “Kính”. Thái độ “hủ Nho” này là nguyên nhân làm cho sử Việt trở thành khô khan, rời rạc, cụt lủn, mất mát đi quá nửa. Những câu hỏi lớn của lịch sử cổ và trung đại của nước Nam không được giải đáp một cách thỏa đáng, dẫn đến hàng loạt những điều vô lý, tới mức người ta không dám đem thời kỳ lịch sử này ra để thi cử bao giờ, vì ngay ban giám khảo cũng không biết trả lời thế nào là đúng.
Điểm qua vài vấn đề lớn trong sử Việt, liên quan đến chuyện “quỷ thần”:
– Lạc Long Quân giống Rồng lấy Âu Cơ là nòi Tiên sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai, là khởi nguồn của trăm giống Việt. Ý nghĩa của việc “sinh trăm trứng” này là gì?
– Sơn Tinh dùng cây gậy thần và sách ước biến hóa sinh tử, lấy được công chúa Mỵ Nương, đánh thắng Thủy Tinh. Phép thuật “gậy thần sách ước” của Tản Viên là gì?
– An Dương Vương xây thành Cổ Loa, cứ xây lại đổ, phải nhờ thần Kim Quy bắt Bạch Kê tinh thì thành mới xây được. Sự thật điều gì đã làm cho thành Cổ Loa bị đổ?
– Thần Kim Quy cho An Dương Vương chiếc móng thần để làm lẫy nỏ, bắn một phát cả trăm mũi tên. Rồi “Nỏ thần sơ ý trao tay giặc, nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”… “Móng rùa” ở đây là gì?
– Triệu Việt Vương được thần nhân ở đầm Nhất Dạ cho chiếc móng rồng, làm mũ đâu mâu, đánh đâu thắng đó, rồi bị Lý Phật Tử đánh tráo mà thất bại, cùng đường đi vào biển mà mất. “Móng rồng” ở đây là thứ gì?
Có lẽ không thể kể hết được những chuyện “quỷ thần” trong sử Việt vì nó luôn có mặt từ những trang sử đầu tiên đến cuối cùng. Đó là cách thức chép sử của dân gian, luôn tồn tại song song với sử sách của nhà nước. Những chuyện quỷ thần đó không phải vô lý vô nghĩa, mà thực sự mang những thông tin xác thực, đầy ý nghĩa. Cần tôn trọng những dữ liệu dân gian và có sự so sánh đối chiếu thực tế về ý nghĩa của những dữ liệu đó thì mới có thể giải đáp được những khúc mắc trong sử Việt, trả lại sự thật về quá khứ huy hoàng 4000 năm của người Việt.

Lời cảm ơn độc giả sách BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI

rong tron

Tuyển tập các bài viết lịch sử nước Nam qua truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian với tựa đề BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI ra mắt bạn đọc tới nay đã được hơn một năm. Cho dù cuốn sách đã không thể bày bán trên các tiệm sách, nhà sách, nhưng một năm qua đã có nhiều bạn đọc tìm và mua cuốn sách chưa xuất bản này. Những gì bạn đọc dành cho cuốn sách thực sự là một nguồn động viên to lớn đối với tác giả. Xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn bạn đọc gần xa đã quan tâm và ủng hộ cho cuốn sách.

Trước hết xin cảm ơn tới 2 nhà văn Hồ Trung Tú và Nguyễn Xuân Hưng, những người đã góp nhiều ý kiến và đánh giá đối với cuốn sách. Anh Hồ Trung Tú trong bài viết trên báo Người lao động về “Cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ ba” đã rất công tâm khi xếp cuốn sách này vào chung với các tác phẩm của tác gia nổi danh đương thời khác. Quả là một đánh giá đáng giá. Anh Nguyễn Xuân Hưng thì có riêng một bài phát biểu cảm tưởng về cuốn sách, lời văn nhẹ nhàng nhưng rất hấp dẫn và đúng vấn đề, đúng với phong cách của một nhà văn.

Lời cảm ơn thứ hai dành cho các thành viên Diễn đàn Lý học phương Đông đã rất quan tâm tới cuốn sách. Đàn chủ Thiên Sứ đã ngỏ lời mua sách ngay từ đầu khi sách mới trình làng. Tiếc là do hoàn cảnh nên chưa được gặp anh để trao tặng sách. Tuy nhiên, sự nhiệt tình của đàn chủ đã là gương cho những thành viên có tiếng khác như anh Thiên Bồng ở miền Nam, tìm đặt mua sách. Đặc biệt là bác Lãn Miên, tuổi tuy đã cao mà đã 2 lần hạ cố tới “thảo lư” mua sách, tuy cả 2 lần “thảo dân” đều vắng nhà. Có lẽ duyên số… phải đợi đến lần thứ ba mới có dịp hội ngộ chăng?

Một bác có tuổi khác ở TP Hồ Chí Minh ngay trong lần ra sách đầu đã đặt mua ngay 10 cuốn. Sách này chắc không phải thứ ăn được để mua số lượng nhiều mà dùng dần khi đói. 10 cuốn sách mua về hẳn là để tặng bạn tặng bè, giúp tác giả đưa được nội dung tới nhiều người đọc hơn. Chân tình này đối với cuốn sách thật đáng quý.

Kỷ lục về số lượng mua sách thuộc về một độc giả đặt mua tới 3 lần, tổng cộng 21 cuốn sách. Độc giả này là Tổng giám đốc một Công ty cổ phần chứng khoán có tiếng. Một doanh nhân lại có hứng thú, tâm huyết đến vậy thật hiếm có. Cách suy nghĩ thực tế, chín chắn của một doanh nhân đối với vấn đề được nêu ra còn có tinh thần khoa học hơn nhiều so với các giáo sư tiến sĩ mà từng được lấy ý kiến tham khảo khi soạn sách.

Còn nhiều độc giả khác, người đến tận nơi, người gửi qua bưu điện,… đã nhận được cuốn sách. Hy vọng những gì cuốn sách đem lại cho độc giả không chỉ là sự giải trí trong đôi chốc, mà là sự giải phóng tư duy để tìm về chân lý đúng đắn hơn cho lịch sử và văn hóa nước nhà. Tìm hiểu nguồn gốc tổ tiên của mình là việc không ai không cần làm. Có lẽ vì vậy mà cuốn sách đã nhận được sự quan tâm đến vậy của bạn đọc.

Có nhiều người có những ý tưởng hay, muốn viết thành sách, nhưng lại không đủ kiên trì mà viết ra. Nhưng đáng trách hơn, có những người thấy sách hay nhưng lại không đủ nhiệt tình bỏ công ra đặt sách. Nếu bạn muốn có cuốn BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI xin đừng ngại liên hệ theo địa chỉ bachviet18@yahoo.com.

Lịch sử của quốc gia, của dân tộc không thuộc về riêng ai. Các sử gia chép sử, các nhà văn hóa mô tả sử,… còn nhân dân mới là những người làm nên lịch sử…“. Một lần nữa xin cảm ơn những người dân Việt đã gìn giữ những tư liệu lịch sử quý báu trong dân gian, trong thần tích, trong tín ngưỡng. Đó cũng gìn giữ để là hồn Việt còn sống mãi và tỏa sáng.

Hồn sông núi nước Nam còn mãi
Để hôm nay ta lại là ta
Hé mây trời sáng bao la
Anh linh tiên tổ Hùng ca đời đời.

Bia tap 1

Tóm tắt 18 bài viết trong cuốn BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI

1. Ông trời Bà trời
Ông Trời là Hoàng Đế Hiên Viên, cũng là Đế Minh, vị vua Hùng đầu tiên của người Việt. Bà Trời hay Mẫu Thượng thiên là Tây Thiên quốc mẫu – Tây Vương Mẫu, cầm đầu bộ tộc Cao Sơn ở núi Côn Lôn – Tam Đảo.
2. Đế quốc Lạc Hồng
Lạc Hồng là hai vùng đất Đào – Đường thời Đế Nghiêu – Đế Nghi. Đế Nghi làm vua phương Bắc (Hồng), Lộc Tục làm vua phương Nam (Lạc), là thời kỳ Nam Giao mở nước của người Việt.
3. Tản Viên Sơn Thánh
Vị thần đứng đầu trong các thần linh Việt là Sơn Tinh – Đại Vũ, người đã phát huy ứng dụng Hà Lạc trong công cuộc trị thủy và tập hợp các bộ tộc ở bốn phương, dựng nên nước Việt thời sơ sử.
4. Rồng bay biển Bát
Cha rồng Lạc Long Quân xuất thế nơi biển Động Đình – biển Đông là vua cha của Thoải phủ, là Hạ Khải, người mở đầu Hoa Hạ của 4.000 năm trước.
5. Non sông Bách Việt
Mẹ Âu Cơ dựng nước Văn Lang ở đất Phong là Văn Vương Cơ Xương. Người sinh Bách Việt là Chu Vũ Vương sau khi diệt Ân Trụ Vương với sự phò tá của thần Phù Đổng. Những cổ vật đồ đồng thời Thương Chu hiện hữu ở vùng Đông Dương minh chứng cho những sự kiện này.
6. Lão Tử hóa Việt kinh
Vị giáo chủ Đạo Giáo Lão Tử không ai khác là Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần đã sai khiến Rùa Vàng giúp vua Chu An Dương Vương dời đô từ Tây sang Đông, xây thành ở Cổ Loa.
7. Nhân duyên Tần Việt
Câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy là mối lương duyên Chu – Tần, sinh ra đại đế Tần Thủy Hoàng, thống nhất Trung Hoa thời cổ đại.
8. Hương Bổng Đổng Đằng
Hương là đức thánh Chiêm Lý Ông Trọng trấn Hoa Di. Bổng là Phù Đổng Thiên vương đánh giặc Ân. Đổng là Huyền Thiên Đại Thánh khiển quy xà. Đằng là vua Mây họ Phạm trấn giữ miền duyên hải.
9. Thiên Nam đế thủy
Người khởi đầu nước Nam Việt là Triệu Vũ Đế, cũng là Cao Tổ Lưu Bang và là Long Hưng Lý Bôn, xuất Thái Bình, khởi nghĩa ở Long Biên mà nên nghiệp đế vương.
10. Nam quốc sơn hà
Nước Nam Việt của nhà Triệu là chuyện Triệu Quang Phục trong truyền thuyết. 4 đời vua Triệu gắn liền với tên họ của Lữ Gia, hay Lữ tộc từ Lữ Hậu.
11. Lời thề sông Hát
Khởi nghĩa của Nhị Trưng Vương hay Trương Hống Trương Hát nối tiếp ý chí Phục Man của Lữ Gia, lấy sông Hát làm nơi dựng cờ đền nợ nước Nam Việt, trả thù nhà cho Triệu Việt Vương.
12. Những anh hùng thời loạn
Tiền nhân họ Phùng là Phàn Sùng đánh đuổi Lục Lâm Hán quân xâm lược. Huynh đệ Sĩ Vương 40 năm tự quản Giao Châu, chống giặc giữ là các châu mục thái thú Đặng Nhượng, Tích Quang. Sĩ Nhiếp thứ hai là Đô Hồ Phạm Tu, cũng là thần Long Đỗ, thành hoàng Thăng Long.
13. Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Ngọn cờ của khởi nghĩa Khăn Vàng trên đất Tượng Lâm của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh đã chặn đứng bước tiến của Hán quân Mã Viện xuống phương Nam, làm tiền đề cho Lý Bí dựng nên nước Tây Đồ Di – Tây Thục.
14. Sáu trăm năm Lâm Ấp
Thục Ngô mất nhưng Lâm Ấp của Mạnh Hoạch vẫn còn. 600 năm độc lập của con cháu Triệu Vũ Đế tính đến khi Lý Phật Tử về với nhà Tùy. Tấm bia cổ phát hiện ở Bắc Ninh xác nhận chùa Dâu là chùa Thiền Chúng, nơi Tùy Văn Đế xây tháp xá lợi ngay trên kinh đô của Lý Phật Tử.
15. Bố Cái đại vương
Lâm Ấp – Nam Chiếu lại phục hưng từ Bố Cái đại vương họ Phùng, là Khun Borom, tổ của người Thái ở Tây Bắc, Lào, Thái Lan và Vân Nam.
16. Giang Tây sứ quân
Cao Vương Biền người Bột Hải – biển Đông đã dẹp được quân Lâm Ấp khỏi miền Đông Giao Chỉ, trở thành Tiết độ sứ Giang Tây – Tĩnh Hải đầu tiên. Những viên gạch Giang Tây xây La Thành là gạch của Tĩnh Hải quân.
17. Đại Việt Đại Hưng
Tam vị chủ họ Khúc kiến lập nước Đại Việt đầu tiên, từ Long Thành chiếm Nghiễm Châu, đóng đô ở Hưng Vương phủ, thống nhất 2 vùng Thanh Hải và Tĩnh Hải. Đồng tiền Đại Hưng bình bảo là vật chứng rõ ràng của thời đại này.
18. Truyền thuyết Đinh Lê
12 sứ quân là các tiết độ sứ thời Mạt Đường, là Thập quốc thời Ngũ quý. Họ Lý ẩn họ Lê, âm thầm phục quốc trên đất Đinh bộ – Tĩnh Hải, tới Lý Thánh Tông dời đô về Thăng Long và xưng Đại Việt ngàn năm độc lập.

Truyền thuyết học lịch sử Việt

Trích từ lời tựa cho sách Bước ra từ huyền thoại

Tre coc kien nhauTruyền thuyết và việc chép sử Việt
Hiếm có quốc gia nào trên thế giới mà lại giàu có về huyền thoại và truyền thuyết như nước Nam ta. Việt điện u linhLĩnh Nam chích quái là tập hợp phong phú những truyền thuyết dân gian lâu đời nhất còn lưu lại được tới nay. Những truyền thuyết Việt đã được kể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có những truyền thuyết từ thời khai thiên lập địa khi con người còn đang ăn hang ở hốc cho tới những thời kỳ gần hơn của sử trung đại.
Truyền thuyết Việt không như truyện thần thoại phương Tây, mà là những truyện “cổ tích” thực sự, nghĩa là những vết tích của những gì đã từng xảy ra trong quá khứ xa xưa. Đằng sau mỗi câu chuyện cổ được lưu truyền là lịch sử chân xác của quốc gia, của dân tộc. Lịch sử đã bị lãng quên, bị bôi đen, bóp méo bởi kẻ thù phương Bắc. Truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian là những ký ức lịch sử lưu lại được khi người Việt phải trải qua gần ngàn năm thống khổ cùng cực, lúc nào dao cũng kề cổ. Cộng thêm những hành động đốt sạch, phá sạch, tận diệt, tận xóa vết tích văn hóa văn minh trên đất Việt của không ít kẻ thù đã làm cho việc nhận ra chân lịch sử Việt đúng là thiên nan vạn nan.
Để tìm về cội nguồn và bản ngã dân tộc thì không thể thiếu những truyền thuyết lịch sử rất phong phú lưu truyền trong tín ngưỡng và văn hóa dân gian. Tục thờ thành hoàng là những nhân vật lịch sử từ xưa làng nào cũng có. Những thần phả thần tích kể lại nguồn gốc và công trạng của các thần thánh được thờ phụng  có niên gian ghi chép không thua gì những quyển sử chính thống. Những hoành phi câu đối trên cổng đình, trong điện thờ thực sự là những minh văn quí giá, cô đọng, hàm ý súc tích, sâu xa về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Những nét văn hóa trong các lễ hội làng, hội tổng được hình thành trên cơ sở những sự kiện từng xảy ra nên mang trong đó những thông tin lịch sử chân thực.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam rất đặc biệt. Thần linh của người Việt không phải là những đấng siêu nhiên, tạo ra từ trí tưởng tượng của con người. Thần tiên Việt rất thật, rất người bởi vì họ vốn là những con người thật sự được tôn thờ lên. Công lao, sự nghiệp, đạo đức của họ làm nên tinh thần bất diệt, khiến họ “hóa thần” trong tín ngưỡng và văn hóa dân tộc. Đằng sau mỗi thần tích, mỗi huyền thoại về các vị thần người Việt đều là những nhân vật, những sự kiện có thật từng xảy ra.
Đã có không ít các công trình của những học giả danh tiếng xưa và nay muốn “đọc” lịch sử qua những câu truyện truyền thuyết để tìm lại mấy ngàn năm lịch sử bị khuất lấp. Điều này quả thật không dễ dàng vì muốn vậy phải có dữ liệu để đối chiếu giữa huyền thoại và lịch sử. Trong thời gian trước đây việc này hầu như không thể làm được vì nguồn đối chiếu duy nhất cho các sử gia Việt lại là sách Tàu, tức là sách của chính những kẻ đã cố tình nhào nặn, biến hóa sử Việt. Các sử gia đành chép lại những truyền thuyết dân gian lưu vào sử để đợi đời sau giải mã, tìm lại lịch sử chân thực của dân tộc.
Hãy nghe Hồ Tông Thốc, người viết Việt Nam thế chí, một trong những quyển sử sớm nhất của nước ta, nói về việc này:
Có người hỏi tôi rằng: Bỏ cái lạ giữ cái thường là đạo của thánh hiền, tại sao ông lại câu nệ theo cũ, không nêu rõ lời mới để đổi hẳn thói mê hoặc của đời?
Tôi đáp rằng: … Cho nên những chuyện góp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ về phả ký từng đời mà thôi, còn những sự tích kỳ quái, lờ mờ khó xét, tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau này, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Độc giả nên lưu tâm nhận kỹ, cố sức suy nghiệm thì sẽ rõ ngọc đá, thấy được tiếng vang hình bóng của lịch sử, tôi đâu tự dám cho ý mình là thoả đáng.
Ngày nay những truyền thuyết mang tiếng vang hình bóng của lịch sử đã có những nguồn để đối chiếu và kiểm chứng tin cậy. Trước hết là khảo cổ học, mà một trong những thành tựu đầu tiên của ngành khảo cổ học Việt Nam là xác định sự tồn tại của thời đại Hùng Vương qua văn hóa đồ đồng Đông Sơn huy hoàng. Cùng với những phát hiện khảo cổ, từng hiện vật, từng viên gạch, từng đồng tiền cổ phát lộ lại càng thấy lịch sử Việt cần được viết lại và những nhân vật từ trong huyền thoại đang dần bước ra, hiện rõ lên trước mắt chúng ta.
Kết hợp những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại với những dữ liệu dân gian phong phú và nguồn thư tịch văn bản còn lại nay đã cho phép nhìn ra chân tướng cổ sử nước Nam. Việt Nam – suối nguồn của văn minh phương Đông, sự thực ấy đang ngày càng sáng tỏ. Lịch sử nước Nam không phải chỉ bị lãng quên mà là bị đánh tráo, đánh tráo một cách trơ trẽn, làm cho chủ biến thành khách, anh em hóa ra thù. Giải mã các truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian lúc này càng trở nên cần thiết cho việc nhìn nhận đúng lịch sử nước nhà. Nhìn lại lịch sử để nhận lại cha ông, nòi giống, đòi lại bản quyền của nền văn hóa huy hoàng mà tiền nhân hàng ngàn năm đổ mồ hôi và xương máu xây dựng và gìn giữ.

Lăng kính đọc lịch sử qua truyền thuyết
Truyền thuyết Việt không hề “u linh” hay “chích quái” một khi chúng được sọi nhìn bằng “lăng kính” thích hợp. Truyền thuyết là hình bóng của lịch sử. Từ cái bóng đó cái hình cốt lịch sử thật sự có thể được phục dựng nếu có được “hệ quy chiếu” đúng với không gian và thời gian mà lịch sử đã xảy ra.
Những sự tích, những câu chuyện được kể lại đều xuất phát từ thực tế lịch sử, cho dù những sự kiện này đã được cách điệu hóa, hình tượng hóa trong truyền thuyết. Cây gậy thần và quyển sách ước của Tản Viên Sơn Thánh có thể truy nguyên là Hà đồ Lạc thư mà Đại Vũ đã nắm bắt được trong quá trình trị thủy. Chiếc móng rồng làm mũ đâu mâu của Triệu Quang Phục là hình tượng ngọc tỷ của Triệu Vũ Đế Lưu Bang mà họ Lữ đã mang về Nam Việt. Con voi của Bà Trưng, Bà Triệu là hình ảnh nước Tượng Đinh của các nữ anh hùng này…
Một trong những đặc điểm dễ thấy của truyền thuyết lịch sử Việt là khi kể về các nhân vật dân gian không dùng tên thật của những vị vua, vị tướng này mà dùng các danh xưng, tên hiệu. Ví dụ Triệu Đà là vị vua đầu (= Đà) của nhà Triệu. Trưng Trắc, Trưng Nhị là các vị quân trưởng (= Trưng) thứ nhất và thứ hai. Sĩ Nhiếp là vị quan văn (= Sĩ) nhiếp chính Giao Châu khi chính quyền trung ương bị mất. Đinh Bộ Lĩnh là vị thủ lĩnh của khu vực Đinh Bộ, tức là vùng Tĩnh Hải quân… Những danh hiệu trong truyền thuyết lịch sử do vậy là những gợi ý, dẫn chứng rõ ràng về công nghiệp của các bậc tiền nhân.
Cũng vì tên của các nhân vật trong truyền thuyết là các danh hiệu nên cùng một tên gọi có thể chỉ 2, 3 người hoặc cả một triều đại trong lịch sử. Truyền thuyết là những chuyện kể không hạn chế về thời gian. Chuyện của cả một vương triều có thể đều được ghi chép chung vào trong một tên gọi, một danh xưng của vị vua đã sáng lập ra triều đại đó. Cũng như tập tục thờ cúng của người Việt thường chỉ thờ vị tổ đầu tiên của dòng họ. Ví dụ cái tên Triệu Việt Vương có nghĩa là vị vua Triệu của nước Nam Việt, bao gồm cả 4 đời vua Triệu từ Văn Vương, Minh Vương, Ai Vương và Vệ Dương Vương. Hậu Lý Nam Đế không phải chỉ có 1 Lý Phật Tử mà là cả một triều đại của họ Lý tồn tại gần 600 năm sau Lý Nam Đế… Thời gian trong truyền thuyết do vậy được tính bằng triều đại, bằng nhân vật và sự kiện chứ không phải bằng năm bằng tháng như truyện lịch sử.
Truyền thuyết khác biệt không chỉ ở cách ghi chép theo thời gian. Không gian của truyền thuyết Việt cũng có những điểm cần nhận rõ khi giải mã truyền thuyết. Đầu tiên, ở thời kỳ trung đại phạm vi của truyền thuyết Việt không hạn chế chỉ ở khu vực nước Đại Việt của thời Lê thế kỷ 15-16 sau này. Ngay từ tên Lĩnh Nam chích quái, tập hợp những truyền thuyết của vùng Lĩnh Nam đã cho thấy phạm vi những truyền thuyết này rộng lớn thế nào. Lĩnh Nam hiểu rộng là toàn bộ khu vực phía Nam sông Dương Tử cho tới bán đảo Đông Dương. Vì thế mà có truyện của Triệu Đà lập nước Nam Việt đô đóng ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Hay Giao Châu thời Sĩ Nhiếp gồm cả 7 quận, tức là cả khu vực Lưỡng Quảng. 12 sứ quân trong sử Việt là những “đạo”, những “quân” theo cách phân chia “thập đạo” gồm các tiết độ sứ đứng đầu của nhà Đường trên toàn bộ lãnh thổ của mình…
Không gian của truyền thuyết được kể qua các địa danh. Cũng như tên các nhân vật, các địa danh hầu hết đều mang ý nghĩa cụ thể và để xác định vị trí của những địa danh này cần phải đặt chúng đúng trong bối cảnh lịch sử. Hơn nữa, do ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, phương âm các vùng trên phạm vi Lĩnh Nam và Trung Hoa rất khác nhau nên cùng một địa danh có thể được chính sử và truyền thuyết chép lại thành những tên khác nhau mà dấu vết liên hệ ngôn ngữ còn nhận thấy được. Những ví dụ có thể kể như tên người Lý Bôn là tên “tiếng Nôm” của Lưu Bang, Cảo Nương là biến âm của Cù Thị, Phùng Hưng là Phong Hưng, là vị vua đã chấn hưng đất Phong Châu. Hay tên địa danh Long Biên là tên ngày nay của huyện Long Xuyên thời Triệu Đà, Giang Tây là Dương Tây, tức là vùng phía Tây của biển (đại dương),…
Đặc biệt, một trong những đặc điểm ngôn ngữ và văn tự ảnh hưởng đến việc hiểu truyền thuyết là phép phiên thiết hay phản thiết. Do tiếng Nôm hay tiếng Hoa nói chung là ngôn ngữ tượng hình nên để ghi âm một tiếng người ta phải dùng 2 chữ ký tự, một ký tự ký phụ âm, một ký tự ký vần. Ví dụ Thái Bình là chữ phản thiết của chữ Bái. Tên Phàn Sùng thực ra là người họ Phùng. Chùa Thiền Chúng chẳng qua là ngôi Chiền trong tiếng Nôm mà thôi… Những ví dụ như vậy trong truyền thuyết và lịch sử Việt có rất nhiều. Nếu không nhận ra đây là những từ ký âm mà đọc theo mặt chữ thì sẽ bị lạc hướng rất xa, dẫn tới những nhận định sai về ý nghĩa các thông tin lịch sử trong truyền thuyết.
Đối với phương Đông tìm hiểu lịch sử dân tộc vào thời cổ thì không thể không nói đến Dịch lý. Dịch lý phương Đông là nền tảng của văn minh xưa. Thuyết Âm dương Ngũ hành, Hà đồ Lạc thư là những phát minh to lớn của người Việt. Những thông tin lịch sử được mã hóa qua các dịch tượng mà lưu truyền nên Dịch là chìa khóa để mở những cánh cửa tìm về cội nguồn.
Truyền thuyết và lịch sử Việt có nhiều nhân danh, địa danh mang những dịch tượng trong tên gọi. Xích My không phải là đạo quân tô lông my cho đỏ làm “ám hiệu”, mà là cuộc khởi nghĩa của những người Trung Hoa ở hướng Nam (hướng Xích đạo) và hướng Đông (hướng ban mai – my, nơi mặt trời lên). Cái tên Tĩnh Hải thời Đường tương đương với một loạt các từ Giang Tây, Quế Dương, Quế Hải, Đinh Bộ, đều cùng chỉ vùng phía Tây của biển, vì Tĩnh hay Đinh là tính chất của phương Tây, Quế hay Quý là con số trong thập can chỉ hướng Tây. Vận dụng dịch lý cho phép khám phá mối liên hệ và hiểu đúng nghĩa những nhân danh, địa danh trong truyền thuyết.
Những tranh luận về nguồn gốc, về chủ quyền của Kinh Dịch, của chữ viết, của lịch sử Trung Hoa rồi cũng phải đi đến chân lý. Sự thật chỉ có một và sớm muộn gì cũng sẽ sáng tỏ. Con chữ “nòng nọc” thuộc về Trê hay về Cóc chỉ cần đợi thời gian sẽ tự “đứt đuôi” mà nhảy lên bờ cho bàn dân thiên hạ rõ mặt. Những câu truyện truyền thuyết, những bức tranh dân gian đều là những minh chứng cho lịch sử nước Việt. Chỉ cần có tâm, có trí thì có là lên tìm gặp ông Trời cũng chẳng phải chuyện khó khăn.