Đồng Cổ Sơn thần là ai?

Bài của tác giả Hoàng Tuấn Công cho rằng các đền Đồng Cổ ở Thanh Hóa không phải là thờ thần trống đồng mà là thờ thần núi Tam Thai hay núi Khả Lao.
http://nongnghiep.vn/den-dong-co-tho-ai-post159518.html
Xin bàn thêm về ý kiến này.

IMG_9156Đền Đồng Cổ ở phố Thụy Khê, Hà Nội.

Trong thần điện Việt không có “thần núi” với nghĩa là quả núi được tôn lên thành thần. Người Việt không thờ những vật thiên nhiên làm thần, mà chỉ tôn thờ những nhân vật có thật làm thần. Những cái tên gọi kiểu Thần núi, Thần sông… là chỉ “chức danh” của các vị thần, hay của các nhân vật có thật được tôn vinh. Nó tương tự như có ông Chủ tịch phường nhưng ông ta là người thật chứ không phải là “cái phường” được tôn làm Chủ tịch.
Hiểu như vậy thì Đồng Cổ Sơn thần đúng là một vị thần núi, nhưng là một nhân vật lịch sử được đảm nhận vai trò làm thần ở núi Đồng Cổ. Nhân vật đó là ai?
Trong bài trên có dẫn sách Thanh Hóa kỷ thắng:
“…Trong đền thờ thần có trống đồng (…). Nguyên thần là tinh khí của trái núi, rất linh ứng. Xưa Hùng vương đi đánh Chiêm Thành trú binh dưới chân núi Khả Lao, đêm mộng thấy thần nhân nói rằng:
– Nguyện được đem trống đồng đi phù trợ vương chiến thắng.”
Như thế vị thần Đồng Cổ này đã có từ thời Hùng Vương, dùng trống đống trợ vua đánh giặc Chiêm Thành.
Câu đối ở đền Đồng Cổ (Thụy Khê, Hà Nội):
可牢山毓秀鍾英萬古灵聲長不泯
蘇瀝水营祠勒石前朝御墨尚留香
Khả Lao sơn dục tú chung anh, vạn cổ linh thanh trường bất miến
Tô Lịch thủy doanh từ lặc thạch, tiền triều ngự mặc thướng lưu hương.
Dịch:
Núi Khả Lao sinh tú đúc anh, vạn cổ tiếng thiêng dài bất tận
Nước Tô Lịch lập đền khắc đá, tiền triều đề ngự lưu tôn hương.
Chiếu theo dòng sử mới thì vị thần trồng đống chính là Cao Lỗ. Phân tích từ ngữ ta thấy Khả Lao và Cao Lỗ là tương đồng:
– Khả = Cả = Cao
– Lao = Lão = Lỗ, vốn là từ chỉ nước Lào hay nước Lỗ xưa.
Còn có Khả Lao đọc phản thiết là Khao Lả = Cao Lỗ.
Khả Lao hay Cao Lỗ nghĩa là vị thủ lĩnh đứng đầu nước Lỗ hay nước Lào.
Vị trí nước Lỗ xưa là vùng lưu vực sông Mã, tức là phần Bắc Lào và vùng Thanh Hóa ngày nay. Đó cũng là nơi có thần Đồng Cổ và có những nơi sản xuất trống đồng từ xa xưa ở Đông Sơn.
Như vậy Đồng Cổ Sơn Thần chính tướng quân Cao Lỗ hay vị thái sư Chu Công của nhà Chu.
Sự tích Cao Lỗ chế nỏ thần từ chiếc móng rùa của thần Kim Quy chỉ việc Chu Công viết hào từ để hoàn thiện bộ Kinh Dịch, và cũng là chỉ việc Cao Lỗ chế tạo trống đồng, một pho sách Dịch khắc trên đồng. Nhà Hạ có Liên Sơn Dịch, là Dịch khắc trên đá núi. Nhà Thương có Quy Tàng Dịch, là Dịch khắc trên mai rùa (trong hình tượng Thanh Giang – Thương sứ Kim Quy). Còn nhà Chu nay với phát hiện Trống đồng là chiếc nỏ thần của Chu Công – Cao Lỗ thì có thể gọi là Đồng Cổ Dịch – Dịch đúc trên trống đồng. Trống đồng – Dịch lý là ánh sáng soi đường cho người Việt trong đời sống cũng như trong việc chống ngoại xâm.
Đồng Cổ Dịch hay Dịch trống đồng một lần nữa xác định chủ nhân của Kinh Dịch là người Việt và lịch sử văn hoá phương Đông buộc phải viết lại.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s