Đồ đồng thời Thương Chu ở Việt Nam

Đồ đồng ở Việt Nam thường được nhắc đến là đồ đồng văn hóa Đông Sơn với những chiếc trống đồng “không lẫn đi đâu” được. Ở trung tâm của các vòng tròn trên mặt trống đồng có hình sao nhiều cánh. Nhiều nhà khảo cổ bảo đó là hình ngôi sao. Nhưng ngôi sao gì mà người Việt lại để nó ở ví trí trung tâm như vậy? Chính xác thì đó phải là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống của muôn loài. Một chiếc trống đồng mới đây được trưng bày tại triển lãm Mỹ thuật cổ ngoạn 2014 tại Hà Nội cho thấy rõ điều này.

Trong dongMặt trống đồng bày trong triển lãm Cổ ngoạn 2014 ở Hà Nội

Hình ở giữa mặt trống vẽ rõ ràng là mặt trời tròn với những tia sáng nhỏ thẳng xung quanh. Các trống đồng khác vẽ mặt trời cách điệu hơn, với các tia sáng to rộng hơn nhưng không thể mặt trời biến thành ngôi sao được.
Bên cạnh đồ đồng Đông Sơn, ở Việt Nam còn có những hiện vật của một dòng đồ đồng khác. Các nhà khảo cổ quen gọi đó là đồ đồng “Hán – Việt”, ý nói là đồ văn hóa “Hán” nhưng sản xuất tại “Việt”. Có điều những đồ đồng này có niên đại còn trước cả thời Hán nhiều, tức là trước khi nước “Việt” ta bị đô hộ bởi người phương Bắc. Vậy người Việt lấy đâu ra những thứ đồ “Hán” này?

Lich

Một vài ví dụ về những đồ đồng phong cách “Hán Việt” tìm thấy ở Việt Nam. Một chiếc lịch đồng, dạng vật đựng giống như đỉnh 3 chân nhưng nhỏ hơn, được thấy ở Hà Nội. So sánh với đồ đồng Trung Hoa thì thấy ngay chiếc lịch này không khác chiếc lịch Bá Củ thời Tây Chu tìm thấy ở tận Bắc Kinh là bao. Hoa văn hoàn toàn giống. Chỉ khác biệt ở vài chi tiết như phần nắp.

Lich Ba Cu Lịch đồng ở Hà Nội

Lịch Bá Củ có chữ được coi là một trong những bằng chứng về thời Tây Chu ở Bắc Kinh (trích sách Đồ đồng Trung Quốc). Làm thế nào mà chiếc lịch như vậy lại có ở Việt Nam? Nhà Tây Chu nằm ở “Bắc Kinh” hay Việt Nam?

Nghien

Một đồ vật khác là loại nghiễn, đồ đựng nấu thức ăn ba chân với 2 phần trên dưới tách biệt. Chiếc nghiễn tìm thấy ở Giang Tây (Tân Can) có niên đại tới tận thời Thương (cách đây trên 3000 năm) đã là lạ vì đồ đồng Thương lại gặp ở Nam Dương Tử. Nhưng những chiếc nghiễn tương tự lại cũng có ở Việt Nam. Bảo tàng cổ vật Hoàng Long ở Thanh Hóa có sưu tầm một chiếc nghiễn ba chân thời kỳ này. Khác biệt là phần chân nghiễn thay vì các mặt thú “thao thiết” thì chiếc nghiễn ở Thanh Hóa lại thay bằng đầu voi, có ngà có tai đầy đủ.

0Nghien Chiếc nghiễn ở Bảo tàng Hoàng Long

Niên đại xác định trên hình cho chiếc nghiễn này cần lùi lại thêm 1000 năm nữa, tức là vào thời cuối Thương đầu Chu. Cho dù đây là đồ “Hán Việt”, nhưng không có nghĩa là phải đợi tới thời Hán (sau Công nguyên) thì mới có đồ đồng ở Việt Nam.

Giam Tang At HauMuộn hơn, đồ đồng thời Chiến Quốc như chiếc giám của Tăng Ất Hầu tìm thấy ở Hồ Bắc lại có một hiện vật giống y hệt gặp ở Việt Nam. Giám là đồ đựng nước hay đựng rượu lạnh kích thước tương đối lớn, đôi khi có thể dùng để soi gương. Giám Tăng Ất Hầu được trang trí vô cùng cầu kỳ, tinh xảo, thể hiện trình độ đúc đồng rất cao của thời kỳ này.

GiamChiếc giám đồng ở Hà Nội

Trong những đồ vật thời Thương Chu bắt gặp ở Việt Nam thì có thể nói tới bộ sưu tầm của ông Dương Phú Hiến, với chiếc ấm hình con vẹt, ấm vuông hình rồng, bộ chuông đồng … Ông Dương Phú Hiến hơi quá lời khi nói những đồ này có niên đại 5.000 năm tuổi (?!). Nhưng rất có thể chúng cũng trên 2000 năm tuổi rồi.
Tản mát trong dân gian, trong các hàng đồ cũ đôi khi cũng có thể thấy những đồ đồng của văn hóa “Hán Việt” tương tự. Như đôi bình đồng cổ này niên đại hẳn cũng vào thời Tây Chu được bày bán ở Hà Nội.

BinhThực ra chẳng có văn hóa “Hán Việt” nào cả. Đúng thì phải gọi là văn hóa Hoa Việt. Nhà Chu tiếp nối nhà Thương, Tây Chu đóng kinh đô ở Vân Nam, Đông Chu ở Hà Nội ngày nay nên những hiện vật thời Thương Chu có thể tìm thấy rải rác khắp nơi tại khu vực Lào – Việt. Đất của thiên tử Chu thì hiển nhiên phải có đồ vật của văn hóa Trung Hoa thời kỳ này ở đây. Chơi đồ đồng Thương Chu không cần phải sang Trung Quốc làm gì, cứ sang Lào và đến Việt Nam, cái gì cũng có…

Leave a comment