Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi

Cây có cội, người có tông. Những gì của ngày hôm nay bắt đầu từ ngày hôm qua. Con cháu được no ấm là nhờ phúc đức của tổ tiên. Việc tìm hiểu, nhìn nhận lại cội gốc của mình là việc mà mỗi người không thể không làm.

Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An nổi tiếng bởi đã sản sinh ra 3 thế hệ lãnh tụ của đất nước. Từ Hồ Quí Ly, Hồ Thơm đến Hồ Chí Minh đều là những nhà cải cách, nhà chính trị quân sự kiệt xuất. Tính cách và nhân cách đó còn truyền tới thế hệ con cháu sau này.

Cái gốc của họ Hồ Quỳnh Đôi bắt đầu từ nguyên tổ Hồ Hưng Dật. Theo Hồ tông thế phả thì vào “thời ngũ đại, triều Hậu Hán (947 – 951) đời Hán Ẩn Đế (948 – 951) Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, dòng dõi nhà nho thuộc dân Bách Việt ở Chiết Giang, nhận chức thái thú Châu Diễn”.

Thông tin trên về nguyên tổ Hồ Hưng Dật có nhiều điều khó hiểu.
–    Hồ Hưng Dật người Chiết Giang (hoặc Phúc Kiến) vào thời Ngũ đại thập quốc. Khu vực này khi đó thuộc đất Ngô Việt, là một quốc gia riêng. Người Ngô Việt thì rõ ràng là dân Bách Việt. Vậy làm sao ông Hồ Hưng Dật có thể đi thi đậu Trạng nguyên nhà Hậu Hán của người Sa Đà được? Nhà Hậu Hán kéo dài chỉ có 4 năm tất cả, gồm 2 đời vua đều ngắn ngủi, lúc đó còn đang mải đánh nhau, ổn định vương vị chưa xong, nói gì đến chuyện tổ chức thi cử qui mô quốc gia, có cả người nước khác đến dự thi.
–    Chuyện lạ thứ hai là Trạng nguyên nhà Hậu Hán sao lại sang nước Nam làm thái thú một châu lớn? Theo chính sử Việt thì nước ta đã dành độc lập từ thời Ngô Vương Quyền năm 938, sao tới tận những năm 950 vẫn có người nhà Hán sang làm thái thú nước ta?

Tiếp đến lại có một số tài liệu chép rằng Hồ Hưng Dật đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (khoảng năm 965 – 967). Điều này lại càng khó hiểu vì loạn 12 sứ quân theo sử sách chỉ xảy ra ở miền Bắc, tới Ái Châu (Thanh Hóa) là cùng, làm sao lại vào tới tận Châu Diễn?

Xin đưa ra một giả thuyết khác về nguồn gốc và sự nghiệp của nguyên tổ Hồ Hưng Dật trên cơ sở những nhìn nhận mới đối với giai đoạn lịch sử bản lề này của nước ta.

Chuông cổ Nhật Tảo, quả chuông đồng cổ nhất còn lưu giữ được ở nước ta, có bài minh chép:
Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu).
Tìm hiểu trong sử liệu các triều đại Việt Nam thì không hề có niên hiệu Càn Hòa. Niên hiệu Càn Hòa là thuộc về vua nước Nam Hán Lưu Thịnh, đóng đô ở Quảng Châu trong thời Ngũ đại thập quốc ở Trung Quốc. Càn Hòa thứ sáu là năm 948.

Theo thông tin trên thì cùng thời gian Hồ Hưng Dật sang Việt Nam thì nước ta còn đang thuộc về Nam Hán Lưu Thịnh. Giao Chỉ vẫn còn đang là huyện chứ không phải thủ đô. Như vậy có thể thấy việc Hồ Hưng Dật đỗ Trạng nguyên và làm Thái thú Châu Diễn là xảy ra dưới triều Hán ở Quảng Châu, chứ không phải Hậu Hán Sa Đà.

Nam Hán thành lập từ Lưu Cung, lúc đầu lập quốc gọi là Đại Việt, sau đó mới đổi sang thành Hán. Tên Nam Hán chỉ là cách gọi của các sử gia sau này để phân biệt với Bắc Hán. Tên chính xác của nước này là Đại Hưng, như trong đồng tiền Đại Hưng bình bảo tìm thấy ở nước ta. Đây là quốc gia của người Việt chính cống.

Năm 924 Nam Hán đế ban đầu cải danh thành Trắc (陟). Nhưng chỉ một năm sau, nhân “rồng trắng hiện lên” nên đổi niên hiệu thành Bạch Long và cải danh lại thành Cung (龔).

Chi tiết này khá giống với việc Lý Công Uẩn khi dời đô thấy rồng bay lên. Một số tài liệu chép Lý Công Uẩn người gốc Mân. Rất có thể người gốc Mân ở đây chính là Lưu (Lý) Cung, người lập nước Đại Việt dưới thời Ngũ đại. Vì Lý Cung người gốc Mân nên Hồ Hưng Dật, người Phúc Kiến – Chiết Giang hoàn toàn có thể đi thi ở nước Đại Việt – Đại Hưng.

Nước Đại Việt – Đại Hưng tồn tại từ thời Lưu Cung tới Lưu Sưởng kéo dài 54 năm. Trong thời gian này chắc chắn đã có tổ chức thi cử theo chế độ của nhà Đường trước đó. Một trong những Trạng nguyên của nước Đại Hưng này là Tống Trân huyện Phù Hoa. Vì thế Hồ Hưng Dật, người gốc Mân hoàn toàn có thể là một Trạng nguyên khác của nước Nam Hán – Đại Hưng. Không biết có sự trùng hợp hay không nhưng trang Bào Đột ở Quỳnh Lưu nơi Hồ Hưng Dật lui về lập ấp thuộc giáp cũng tên là Phù Hoa.

Câu chuyện Hồ Hưng Dật dưới thời Càn Hòa đỗ Trạng nguyên nhà Nam Hán (Đại Hưng) và sang làm Thái thú Châu Diễn cho thấy mãi tới năm 950 nước ta vẫn đang thuộc Nam Hán (Đại Hưng). Cuộc chiến dành độc lập của Ngô Quyền như vậy không phải xảy ra năm 938 như sử vẫn chép.

Tới đây thì chuyện Hồ Hưng Dật giúp Đinh Bộ Lĩnh cũng được sáng tỏ. Đinh Bộ Lĩnh nghĩa là Thủ lĩnh của Đinh Bộ hay Tĩnh Hải tiết độ sứ, chính là vị vua Lý đầu tiên – Lý Công Uẩn. Khi triều đình Lưu (Lý) Sưởng ở Quảng Châu suy đồi, ông Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh đã đưa thủ lĩnh phần Tĩnh Hải (phần phía Tây của nước Đại Hưng) là Lý Công Uẩn lên ngôi. Hồ Hưng Dật là Thái thú Châu Diễn, thuộc Đinh Bộ nên việc ông giúp Đinh Bộ Lĩnh – Lý Công Uẩn “dẹp loạn” là hiển nhiên. Họ Hồ hẳn là một công thần lập quốc nên sau đó mới có chuyện một “tuấn kiệt” nhà họ Hồ đã lấy công chúa Lý Nguyệt Đích sinh ra công chúa Hồ Nguyệt Đoan như Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại.

Thanh nha Ho
Một góc cổng thành nhà Hồ

Khảo cổ Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa phát hiện một số viên gạch có chữ Giang Tây quân, cho thấy khu vực này đã từng lại một căn cứ quân sự – chính trị từ thời Tĩnh Hải (Giang Tây = Tĩnh Hải), tức là giai đoạn Cao Vương Biền dẹp Nam Chiếu ở Thanh Nghệ tới khi Đại Việt của Lý Thánh Tông ra đời.

Đền thờ nguyên tổ Hồ Hưng Dật ở Quỳnh Đôi do Hồ Hán Thương vâng lệnh Thái thượng hoàng Hồ Quí Lý xây cất có câu đối:
Trần Ngu kinh kỷ thiên thu tích
Bào Sảo giang sơn vạn đại từ.

Chữ “Trần Ngu” ở đây có thể không phải nghĩa là nhà Trần và nhà Hồ (có quốc hiệu Đại Ngu). Đền vua Hồ thì liên quan gì đến nhà Trần bị lật đổ trước đó mà phải viết vào câu đối thờ?
Trần Ngu” là chỉ viễn tổ họ Hồ là Ngu Vĩ Mãn hay Hồ Công, dòng dõi Đế Thuấn được Chu Vũ Vương phong ở đất Trần. Hồ Quí Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, nhận mình là dòng dõi Đế Thuấn, thì có thể thấy Đế Thuấn, hay cả giai đoạn mà Kinh Thư gọi là Ngu Thư gồm Nghiêu – Thuấn – Vũ đều là lịch sử người Việt.

Dịch lại câu đối trên:
Tích nghìn năm Ngu Hồ trải lịch
Đền vạn thế Bào Sảo non sông.

Câu đối khác ở Đền vua Hồ ở Quỳnh Lưu:
Cổ nguyệt môn cao, hệ xuất thần minh Ngu đế trụ
Bảng sơn địa thắng, thế truyền thi lễ Khổng sư tông.

Cổ 古 nguyệt 月 là chiết tự của họ Hồ 胡 .

Dịch:
Cửa cao trăng Hồ, sinh ra dòng dõi anh minh đế Ngu Thuấn
Đất lành núi Bảng, các đời truyền lễ nghĩa thầy Khổng Khâu.

Vế trên nói đến dòng máu lãnh tụ của họ Hồ từ Ngu Thuấn, Hồ Quí Ly… Vế dưới nói đến truyền thống thơ văn, lễ nghĩa của dòng tộc có học, có chữ. Con cháu họ Hồ mang trong mình dòng máu của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, khai quốc công thần thời Đinh – Lý nên nhớ 2 vế đối trên ở đền thờ nguyên tổ.

Viết tặng Hồ Vĩnh Phú.

 

3 thoughts on “Dòng họ Hồ ở Quỳnh Đôi

  1. bachviet18

    Văn nhân góp ý:Không phải trường hợp Hồ Quí Ly đặt tên nước là Đại Ngu vì nhận mình thuộc dòng dõi Ngu Thuấn vua cổ đại Trung hoa là điều kỳ lạ duy nhất trong sử Việt.Xin dẫn vài trường hợp khác.- Trong chiếu dời đô thời Lý:… Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đôhá phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, …Lý Công Uẩn noi gương vua nhà Thương nhà Châu mà dời đô … không lẽ ông noi gương vua nước ngoài …?- Thời Trần văn bia khắc vào núi đá ở Thanh Hóa sau khi bình giặc Ai Lao có đoạn:… Chương nghiêu Văn triết Thái thượng hoàng là vua thứ sáu đời nhà Trần, nước Hoàng Việt chịu mệnh trời nhất thống cõi trung hạ , trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục …Cõi Trung Hạ là cõi nào mà trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục…?Phải chăng chính là “Trung quốc Hoa hạ” viết tắt là Trung Hoa?- Nhà Lê Vua Lê Lợi có bài thơ Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn (Tự mình đi đánh Đèo Cát Hãn ở châu Phục Lễ) cho khắc trên vách núi Pú Huổi Chỏ bên tả ngạn sông Đà, thuộc Mường Lệ nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Trong bài có đoạn:… Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ mán ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu như vậy…… từ xưa đã có chuyện này rồi… thời xưa của nước nào dân tộc nào?Nam man – Bắc địch – Đông di – Tây nhung là 4 loài rợ ở 4 phía Trung Hoa xưa sao lại xuất hiện trong bối cảnh lịch sử Việt nam thời nhà Lê ? phải chăng Thời Lê nước Đại Việt coi mình là Trung – Hoa?- Giới sĩ phu yêu nước; tinh hoa văn hóa Việt ở cận kim thời đại vẫn nhận nước ‘ta’ là “Thần châu Xích huyện”, đây chính là quốc danh cổ xưa của Trung Hoa.Vậy … Nước ‘ta’ là nước nào???

    Like

Leave a comment