Lâm Ấp – Đại Nam

Câu đối ở đình Giang, thuộc xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, nơi thờ Lý Bí:
Nam diện ung dung, thác thủy tương truyền Lâm Ấp địa
Giang đình nghiễm nhã, cận quang trường chúc Vạn Xuân thiên.

Dịch:
Phương Nam ung dung, khởi đầu truyền đó đất Lâm Ấp
Đình Giang nghiêm nhã, rực sáng mãi còn trời Vạn Xuân.

Cau doi dinh Giang
Đình Giang được xây dựng bởi một quan lớn triều Nguyễn, người làng này. Đình xây kiểu cung đình, do thợ ở Huế về dựng. Câu đối trên như vậy làm khoảng vào thời nhà Nguyễn.

Chỗ “lạ” của câu đối này là ở vế đầu. Lý Bí, còn gọi là Lý Nam Đế. Nói Lý Nam Đế “phương Nam ung dung” thì dễ hiểu, nhưng “thác thủy tương truyền Lâm Ấp địa” thì không biết phải giải thích thế nào. Làm sao mà Lý Nam Đế lại khởi lập đất Lâm Ấp được?

Câu đối này gợi nhớ tới câu ở đền Sĩ Nhiếp (Tam Á – Thuận Thành – Bắc Ninh):
Khởi trung nghĩa công thần tâm kỳ, bỉ hà thì thử hà thì, an đắc dục bách tải di dung năng nhiếp Lâm Ấp
Thị sự nghiệp văn khoa cử tích, trị diệc tiến loạn diệc tiến, tối củ tứ thập niên chính sách chửng biểu Giao Châu.

Dịch:
Với tấm lòng trung nghĩa công thần kia, lúc này cũng như lúc khác, sáu trăm năm đức khoan dung để lại giúp dựng cơ đồ Lâm Ấp.
Nhờ sự nghiệp văn hóa khoa cử cũ, thời bình cũng như thời loạn, bốn mươi thu qui củ chính sách làm rạng tỏ Giao Châu.

Nếu chỉ hiểu Lâm Ấp là vùng đất tiền thân của Chiêm Thành ở Nam Trung Bộ ngày nay như chính sử đang chép thì không thể hiểu Lý Bí và Sĩ Nhiếp, hai nhân vật ở miền Bắc Việt thì liên quan gì đến việc trị quốc Lâm Ấp tận miền Trung?

Có thể thấy, tới tận thời Nguyễn, người ta hiểu từ “Lâm Ấp” hoàn toàn khác so với các sử gia thời Tây ngày nay. Lâm Ấp được dùng như một từ tương đương với “Nam bang”, như trong câu đối trên:
Nam diện ung dung, thác thủy tương truyền Lâm Ấp địa
Nam diện” ở đây là “Lâm Ấp địa”. Lý Nam đế khởi thủy nước Nam – Lâm Ấp, hoàn toàn hợp lý.
Dinh Giang Đình Giang ở Viên Nội – Ứng Hòa – Hà Nội

Thiên Nam ngữ lục chép về sự khởi đầu của Lâm Ấp khi Khu Liên (Khu Linh) khởi nghĩa:
Khu Linh người nước Nam ta
Bình sinh tập dụng can qua một mình

Nước Nam ta” của Khu Linh là Lâm Ấp. Như vậy Lý Bí ở đình Giang cũng chính là Khu Linh/Khu Liên, người lập ra nước Lâm Ấp. Thông tin này một lần nữa xác nhận Khu Liên họ Lý, như tộc phả họ Phạm chép là Lý Khu Kiên (Lý Kiên thiết Liên).

Sử Việt thời Tiền Lý như vậy đã chép lẫn 2 sự kiện. Lý Bôn gọi là Lý Nam Đế vì đã lập nước Nam Việt của nhà Triệu. Hậu Lý Nam Đế thứ nhất là triều Hiếu (Tây Hán) đã đánh Triệu Việt Vương. Lý Bí cũng gọi là Lý Nam Đế vì lập nước Nam – Lâm Ấp. Hậu Lý Nam Đế thứ hai là phần Lâm Ấp ở phía Tây Giao Chỉ đã hàng Tuỳ thời Tuỳ Văn Đế.

Lâm Ấp là tên chỉ chung nước Nam ta, còn được dùng tới thời Nguyễn. Nước Đại Nam của nhà Nguyễn khi Minh Mạng đặt tên kỳ thực cũng tương đương với Lâm Ấp thời Lý Bí, bao gồm những phần của Lâm Ấp xưa như phần Đông Giao Chỉ (Bắc Việt), Tây Giao Chỉ (Tây Bắc và Lào), Trung Bộ (Chiêm Thành). Phần đất Vân Nam, Quí Châu của Lý Bí – Lưu Bị cũ được bù lại bởi phần đất Trấn Ninh (Căm-pu-chia) và Nam Bộ.

2 thoughts on “Lâm Ấp – Đại Nam

  1. anonymous

    Văn Nhân writes:….Nếu chỉ hiểu Lâm Ấp là vùng đất tiền thân của Chiêm Thành ở Nam Trung Bộ ngày nay như chính sử đang chép thì không thể hiểu Lý Bí và Sĩ Nhiếp, hai nhân vật ở miền Bắc Việt thì liên quan gì đến việc trị quốc Lâm Ấp tận miền Trung?…Câu hỏi của Bách Việt Trùng cửu vẫn không lạ lắm đâu nếu so với chuyện …Triệu Đà …Cả Đại Việt sử ký toàn thư và khâm định Việt sử thông giám cương Mục cùng viết :….Vua …Họ Triệu, tên húy là Đà, người huyện Chân Định nước Hán, đóng đô ở Phiên Ngung (nay ở tỉnh Quảng Đông).Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.Như vậy điạ danh Lâm ấp đã có từ thời Tần ? . Liệu việc này có liên quan gì đến điều Sử ký Tư mã Thiên chép… đất đai về hướng Nam của nhà Tần khi Triệu Chính lên ngôi là miền ‘Bắc hộ’ tức vùng Quảng Nam ở Trung Việt ngày nay ?Liệu nước Âu Lạc có nằm trong Lâm Ấp và Tượng Quận mà Triệu Đà chiếm năm 207TCN ?.Cũng chính Đại Việt sử ký toàn thư viết :….Quý Mão, năm thứ 10 [198 TCN], (Hán Cao Đế năm thứ 9). Vua (Triệu Đà) sai hai sứ coi giữ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân….(lãnh thổ Âu Lạc cũ) Xem ra …Âu Lạc không thể nằm trong vùng ‘Lâm ấp – Tượng quận’ vì mãi 10 năm sau khi chiếm đất này để lập nước Nam Việt Triệu Đà mới cắt cử quan cai trị Giao Chỉ và Cửu chân tức chiếm được và cai trị nước Âu Lạc ??? .Vậy Lâm ấp và Tượng quận ở đâu trên bản đồ thế giới hiện tại ?, qua vài dòng Đại Việt sử ký toàn thư dẫn trên thì miền bắc Việt ngày nay không thể nào là Tượng quận của Tần xưa như đa phần các nhà Sử học Trung quốc nói . Sử ơi là sử …Càng nhiều dấu hỏi …càng mù tịt , càng đọc sách sử và tư liệu hiện có …càng không rõ ‘nước Việt ta’ ra sao ???.

    Like

  2. bachviet18

    Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua [Triệu Đà] chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương. Sử ký Tư Mã Thiên chép: Khi nhà Tần đã bị diệt, Đà lập tức đánh lấy Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.Như vậy Lâm Ấp thời Tần là Quế Lâm.Năm Tần Nhị thế thứ 3 là năm Lưu Bang dẫn quân vào Quan Trung đánh Tần. Với việc xác định Triệu Vũ Đế là Lưu Bang thì sự kiện Triệu Đà đánh Lâm Ấp, Tượng Quận năm 207 cho thấy đây chính là vùng đất Quan Trung của nhà Tần. Lâm Ấp có thể là kinh đô phía Nam của nhà Tần khi Tần Thủy Hoàng cho dời đô về giữa hai nhà Chu.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s