Giếng Việt

Trong Lĩnh Nam chích quái có câu chuyện thần tiên khá kỳ lạ là Truyện Giếng Việt. Truyện mở đầu như sau:
Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh. Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn. Hùng Vương cầu cứu Long Quân, Long Quân truyền đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ thì sẽ dẹp được giặc. Sóc Thiên vương ứng kỳ mà sinh, cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Tướng sĩ nhà Ân đều bỏ chạy. Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua ở địa phủ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần đền miếu bỏ hoang.
Nhà Ân của Trung Hoa ở tận Hoàng Hà. “Nước ta” ở đâu mà Thánh Gióng lại có thể đánh giặc Ân? Các sử gia đành phải suy đoán, giặc Ân đây là một giặc Ân khác… Nhưng Truyện Giếng Việt viết tiếp:
Qua đời Chu tới đời Tần, có người nước ta là Thôi Lượng làm quan cho nhà Tần đến chức ngự sử đại phu, thường qua vùng này thấy cảnh suy tàn, chạnh lòng thương cảm, bèn sửa sang sang lạ đền miếu…
Ở đây truyện đã tính rất đấy đủ: “… Qua đời Chu tới đời Tần”, rõ ràng coi thời Ân là thời kỳ trước đời Chu của Trung Hoa.
Cũng trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Đổng Thiên Vương cho biết Ân Vương đã chết trong cuộc chiến ở Trâu Sơn. Ít người để ý đến chi tiết này nhưng Truyện Giếng Việt một lần nữa khẳng định: Vua Ân đã bỏ mạng trong trận đánh với Thánh Gióng. Người đã đánh đổ nhà Ân, buộc vua Ân bỏ mạng thì không ai khác phải là Ninh Vương Cơ Phát của nhà Chu. Truyền thuyết Việt chép thành nơi mất của vua Ân là Vũ Ninh. Thánh Gióng đã theo lời hiệu triệu của Ninh Vương diệt Trụ, lập nên cơ nghiệp thiên tử ngàn năm của triều Chu ở chính trên đất Việt.
Bài thơ do Thôi Lượng đề ở miếu Ân Vương:
Cổ nhân truyền đạo thị Ân Vương
Tuần thú đương niên đáo thử phương
Sơn tú thủy lưu không kiến miếu
Tinh thăng tích tại thượng văn hương
Nhất chiêu thắng bại vô Ân đức
Vạn tải linh thanh trấn Việt Thường
Bách tính lòng từ giai phụng sự
Mặc phù quốc tộ vĩnh vô cương.

Xin dịch:
Người xưa kể chuyện thủa Ân Vương
Tuần thú năm nay tới chốn đường
Nước chảy non xanh trơ miếu đó
Hóa thần lưu dấu tại văn hương
Thắng thua một cuộc không Ân đức
Vạn thế linh thiêng trấn Việt Thường
Trăm họ một lòng cùng thờ phụng
Xin phù tổ quốc mãi yên phương.

Thế nào mà vua Ân lại phù hộ cho nước “Việt Thường”? Vua Ân là “giặc” cơ mà? Bởi vì nước Việt Thường cũng chính là nước của nhà Ân Thương. Ân Vương là vua Việt, ở Giếng Việt là vậy.

P1130929 (2)Một chiếc quang hình chim thú thời Thương.

Một điều thu lượm nữa từ Truyện Giếng Việt là Thôi Lượng, “người nước ta”, nhưng lại làm quan cho nhà Tần đến chức “ngự sử đại phu”. Cũng tương tự như chuyện Lý Ông Trọng làm phò mã của nhà Tần, chuyện này cho thấy nhà Tần đã chiếm “nước Nam ta” và trọng dụng những người nước Nam làm những chức vụ quan trọng nhất trong triều Tần. Tần như vậy cũng là một triều đại Việt mà thôi.
Tiếp truyện Giếng Việt đề cập đến sự kiện: Sau các tướng Nhâm Hiêu, Triệu Đà đem quân xâm chiếm phương Nam (đời An Dương Vương) trú quân ở dưới núi, sai tu sửa lại miếu mạo, nghiêm cẩn khấn thờ.
Hóa ra ngay khi Nhâm Hiêu còn sống, Triệu Đà đã từng sang vùng núi Vũ Ninh ở Bắc Ninh ngày nay. Theo chính sử lúc đó Nhâm Hiêu là quan quận Nam Hải, Triệu Đà đang là huyện lệnh Long Xuyên, sao lại có mặt ở Vũ Ninh là thế nào? Thôi Lượng đã là ngự sử đại phu nhà Tần, sao lúc này lại còn An Dương Vương nào ở đây trên đất Việt?
Nhâm Hiêu theo như truyện này thì đóng ngay tại Vũ Ninh. Đoạn trên chỉ có thể hiểu khi Long Xuyên nơi Nhâm Hiêu làm quan lệnh hoặc quan úy, rồi nối tiếp Triệu Đà đảm nhận chức vụ này chính là vùng Long Biên – Bắc Ninh ngày nay. “Đời An Dương Vương” có Nhâm Hiêu, Triệu Đà lúc này phải là đời Tần. An Dương Vương là một cách gọi khác của nhà Tần khi dẹp yên Dương Việt.
Truyện Giếng Việt kể con Thôi Lượng là Thôi Vỹ đã chữa bệnh bướu cho Nhâm Hiêu và được Nhâm Hiêu trọng dụng. Thôi Vỹ gặp nạn ngã xuống hang sâu, gặp Ân hậu và được khoản đãi. Vừa kíp thì có người báo:
Ngày 13 tháng Giêng, người phương Bắc là Nhâm Hiêu đã bị thần Xương Cuồng đánh chết”.
Sự kiện Nhâm Hiêu bị chết lại được Ân hậu rất quan tâm. Bởi vì sự kiện này đánh dấu sự suy vong của nhà Tần, khởi đầu của một triều đại mới của Trung Hoa. Ngày 13 tháng Giêng có lẽ là ngày mà Nhâm Hiêu đã bị nhân dân đất Bái nổi dậy giết chết để tôn Lưu Bang – Triệu Đà lên làm thủ lĩnh đất Long Xuyên, mở đầu cuộc khởi nghĩa của Bái công Lưu Bang chống Tần.
Ân hậu cho quan dê (Dương quan) đưa Thôi Vỹ về, rồi lại gả tiên nữ, tặng ngọc Long Tụy cho Thôi Vỹ. Viên ngọc Long Tụy này “suốt từ đời Hoàng Đế tới triều Ân vẫn được lưu truyền là vật quí ở đời. Trong cuộc chiến trận ở Trâu Sơn, Ân Vương đeo ngọc đó mà chết, ngọc bị vùi xuống đất mà hào quang của nó vẫn chiếu tỏa tới tận trời. Thời binh hỏa đời Tần, báu ngọc đều cháy hết, người ta xem linh khí mà biết rằng viên ngọc quý Long Tụy vẫn còn ở nước Nam.”
Ân Vương chết ở đất Việt Thường, ngọc báu từ đời Hoàng Đế Trung Hoa ngàn năm sau còn tỏa sáng là minh chứng cho gốc tích của Ân Vương. Một mối liên hệ xuyên suốt qua các triều đại Ân – Chu – Tần tới Nam Việt Triệu Đà được thể hiện trong tuyệt phẩm Truyện Giếng Việt. Tất cả những thời Tam – Tứ đại này đều là của người Việt cả, đều từ cùng một khơi nguồn Giếng Việt mà ra. Thần thánh luôn dõi theo những gì đang diễn ra trên trần thế. Vải thưa không thể che nổi mắt thánh. Những người có tâm đức như Thôi Lượng, Thôi Vỹ sẽ thấy được chân tướng lịch sử và gặp được thần tiên.

3 thoughts on “Giếng Việt

  1. Bên cạnh những bài viết nghiên cứu đúng đắn thật là đáng tiếc khi cứ thấy bài viết nào liên quan đến lịch sử là tung ra. Vô hình trung đã hủy diệt sinh lực của chúng ta và có lợi cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Lịch sử là lịch sử nên những mẩu truyện suy đoán không căn cứ này sẽ gây hoang mang cho người Việt Nam chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng kẻ thù truyền kiếpHán tộc phương Bắc luôn tung ra những nguồn gọi là Sử Liệu” do chúng dựng ra để người Việt Nam chúng ta vào mê hồn trận rồi bán tín bán nghi về lịch sử hào hùng của mình. Từ đó nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực, tự ti lâu dần theo thời gian hủy diệt ý chí Việt, sức sống Việt để dễ bề xâm lược thống trị dân tộc Việt Nam…

    Like

    1. Lịch sử chúng ta được biết là những ghi chép bời tiền nhân qua các mẩu chuyện khác nhau, không có gì là vô căn cứ cả. Chỉ có chúng ta nhìn nhận và hiểu những thông điệp của quá khứ đó như thế nào thôi.

      Like

Leave a reply to bachviet18 Cancel reply