Tứ pháp và Thái Thượng Lão Quân ở Hà Nam

IMG_4586

Chùa Bà Đanh nằm bên dòng sông Đáy cạnh hòn núi Ngọc là một thắng cảnh có tiếng của đất Hà Nam. Chùa còn có tên là Bảo Sơn tự, tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ Tứ pháp, đến thời Lê chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn. Câu đối trong chùa ca ngợi cảnh đẹp và sự linh thiêng của ngôi chùa độc đáo này:
神界寂空水鏡山鬟層閣外
靈蹤彷彿竹響松濤半天来
Thần giới tịch không, thủy kính sơn hoàn tằng các ngoại
Linh tung phảng phất, tùng đào trúc hưởng bán thiên lai.
Dịch:
Cõi thần lặng không, núi bọc nước soi tầng gác trước
Dấu thiêng phảng phất, trúc reo thông vẫy nửa trời qua.

IMG_4581 (2)Chùa Bà Đanh – núi Ngọc.

Trong cung cấm của chùa ngoài một pho tượng Tứ pháp còn có tượng Phật Tam Thế cùng với Thái Thượng Lão quân và Nam Tào, Bắc Đẩu. Câu đối trong chùa nói về Tứ pháp:
榕化靈光儕四法
梅修品格遇三乘
Dong hóa linh quang sài tứ pháp
Mai tu phẩm cách ngộ tam thừa.
Dịch:
Cây dung hóa thiêng cùng Tứ pháp
Cốt mai tu phẩm rõ Tam thừa.
Câu đối này nói tới sự tích bà Man Nương thời Sĩ Nhiếp ở thành Luy Lâu, theo thầy Khâu Đà La tu hành, sau đó sinh một đứa con gái, được thầy làm phép gửi vào trong một cây dung thụ bên sông. Về sau cây dung thụ được dùng để tạc tượng Tứ pháp, là các vị thần cầu mưa linh ứng ở khu vực này.
Tứ pháp gồm 4 vị nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Dân gian gọi là các Bà Dâu, Bà Dàn, Bà Đậu, Bà Nành, … tùy từng địa phương. Có nhiều ý kiến cho rằng các “bà” ở đây là ảnh hưởng tín ngưỡng thờ thần của người Chăm, do các tù binh Chăm thời Lý Trần Lê lập nên…
Mây Mưa Sấm Chớp thực ra là 4 tính chất của Đế Thích hay thần dông tố Indra, một vị thần tối cao của đạo Bà Là Môn. Có thể chữ “Bà” trong tên “Bà Đanh” ở đây chính là chỉ đạo Bà – La Môn. Chữ “Bà” này không phải là yếu tố ảnh hưởng của người Chăm từ Trung Bộ Việt như thường nghĩ. Khu vực Trung Bộ Việt vào đầu Công nguyên đang thuộc cai quản của Sĩ Nhiếp ở miền Bắc. Khâu Đà La, Sĩ Nhiếp thực chất là các tu sĩ của đạo Bà La Môn. Do đó, nếu đạo Bà La Môn phổ biến ở Giao Chỉ thì cũng phổ biến ở miền Trung. “Người Chăm” miền Trung như vậy chịu ảnh hưởng tín ngưỡng của người Việt ở miền Bắc trong trường hợp này.

Một chút bàn luận về nhân vật Sĩ Nhiếp trong sử Việt của tác giả Văn Nhân Nguyễn Quang Nhật: Sử hiện nay cho Sĩ Nhiếp có tên khác là Sĩ Tiếp. Suy nghĩ theo hướng khác thì Sĩ không phải là họ mà chỉ kẻ Sĩ hay người có học. Sĩ Tiếp là quan triều Lý Bôn (Lưu Bang) và Vương Mãn. Cuối thời Vương Mãn bọn Lục Lâm thảo khấu nổi loạn chiếm kinh đô Tràng An, giết vua Vương Mãn. Không còn vua và triều đình trung ương, khắp nơi các quan đầu mục nổi lên xưng tướng, xưng vương. Riêng Sĩ Tiếp chỉ đóng cửa giữ thành, bảo an dân chúng… Phải chăng chính vì thế mà sử gọi là Sĩ Tiếp? Chữ “tiếp” là tiếp tục – tiếp nối…
Thời Hai Bà Trưng sử hiện nay bỏ qua hẳn chi tiết Mã Viện sau khi diệt Đô Dương bộ tướng của Trưng Vương thì nghị hoà… 2 nước Hán – Trưng nhà ai nấy ở. Biên giới được đánh dấu bằng cột đồng ở động Cổ Sâm – Khâm Châu, nay thuộc Quảng Tây. Tư liệu viết trên cột đồng khắc câu … trụ đồng gãy thì Giao Chỉ… tiêu đời… tức rất rõ ràng lúc cắm cột đồng phân ranh thì Giao Chỉ còn nguyên…
Do bỏ hẳn đoạn sử này nên sử cả ta và Tàu quên luôn không nói gì đến “nước” và bộ máy lãnh đạo quốc gia trên đất Giao Chỉ thời hậu Trưng này.
Sử thuyết Hùng Việt cho rằng thủ lãnh nước hậu Trưng chính là Sĩ Nhiếp – Ngạn Uy được chép trong sử.
Sĩ Nhiếp tức kẻ sĩ nhiếp quyền, đặt kinh đô nước hậu Trưng ở Luy Lâu, sau theo về với Tôn Quyền. Luy Lâu trở thành thủ phủ của Giao Châu như chép trong sử.
Quan điểm của Sử thuyết Hùng Việt là: lịch sử Thiên hạ không có thời Tam quốc, chỉ có thời Lưỡng quốc kháng Ngụy. 2 nước Thục và Ngô của người Trung Hoa vừa đánh lẫn nhau vì thù trong, vừa cùng nhau chống lại nước Ngụy của Hán tộc, tức giặc ngoài.
Gần đây việc khai quật thành Luy Lâu lần 2 đã phát hiện tới 900 mảnh khuôn đúc trống đồng với đủ loại hoa văn đặc trưng của trống đồng Đông Sơn. Niên đại của lò đúc trống đồng này ước định quãng thế kỷ 3-4.
Luy Lâu, thủ phủ Giao Châu thời Sĩ Nhiếp là đất của người Việt, nên ở đấy đúc trống đồng theo tục Việt là hoàn toàn hợp lẽ. Còn theo sử hiện nay đấy là thời Hán thuộc thì sự việc Luy Lâu đúc trống cũng giống như nước Hồi giáo chế mõ tụng kinh Phật vậy… Làm gì có việc như thế.

Vi keo

Bộ vì kèo ở chùa Bà Đanh.

Đôi câu đối ở khu tiền tế bên ngoài chùa Bà Đanh:
地湧寒江傳妙決
天移蓬島在人間
Địa dũng hàn giang truyền diệu quyết
Thiên di bồng đảo tại nhân gian.
Dịch:
Đất phun sông mát truyền phép lạ
Trời chuyển đảo bồng chốn nhân gian.
Câu đầu chỉ phép màu của Tứ pháp tạo nguồn nước cứu hạn cho nhân dân. Vế đối sau ca ngợi cảnh đẹp ở đây như chốn Bồng Lai tiên cảnh. Có thể câu này ứng với tục thờ Thái Thượng Lão Quân trong chùa, là một nơi tiên tích của đạo Giáo.

Bao Son tu

Chính điện Bảo Sơn tự.

Câu đối ở gian giữa chùa Bà Đanh:
化鼓两間司橐籥
功高四法凜靈聲
Hóa cổ lưỡng gian tư thác thược
Công cao tứ pháp lẫm linh thanh.

Vế đối sau thì ý tứ khá rõ ràng, công của Tứ pháp to lớn, vang vọng mãi tiếng thiêng. Còn vế đối đầu tương đối khó hiểu. Vế này sử dụng từ ngữ trong Đạo Đức Kinh, chương 5 – Thiên Thượng:
Thiên địa chi gian, kì do thác thược hồ
Tạm dịch là Trời đất là không gian, giống như cái ống bễ vậy.
“Hóa cổ” là cái trống Tạo hóa. Cả vế này “Hóa cổ lưỡng gian tư thạc thược” hiểu nôm na là: Trống Hóa Công có 2 gian (Trời và Đất) thì (ngài) cai quản cái ống bễ nối chúng.
Đối tượng được nói đến ở đây là người cai quản sự liên thông giữa trời và đất chính là Thái Thượng Lão Quân. Vế đối này như vậy ca ngợi vai trò, quyền lực của Thái Thượng Lão Quân.
Câu đối trên là dẫn chứng một cách rõ ràng rằng chùa Bà Đanh thờ Thái Thượng Lão Quân như một đối tượng thờ chính, sánh ngang cùng với Tứ pháp, chứ không phải phối thờ.
Chùa Ba Đanh như vậy thờ tới 3 tôn giáo:

  • Tứ pháp là đạo Bà La Môn.
  • Đạo Phật, và
  • Đạo Lão.

Đây không phải mô hình Tam giáo đồng lưu thông thường vì không có yếu tố “Nho giáo” trong chùa này. Chắc chắn tục thờ cúng này có nguồn gốc, có lịch sử hình thành riêng của nó. Tại sao Thái Thượng Lão Quân lại được thờ cùng Tứ pháp ở chùa Bà Đanh?
Thần tích vùng Phủ Lý, Hà Nam giải đáp câu hỏi này. Theo thần tích của xã Phù Đạm thì Thái Thượng Lão Quân, hiệu là Lý Bá Hoành, tự là Lão Đam, húy là Thái Ông. Ngài giáng sinh đầu thai ở thôn Kim Chân, xã Thúc Lực…
Ngài vốn tính thông minh, thông hiểu thiên văn địa lý. Ngài đem đạo phù thủy truyền bá cho nhân dân. Ngài đến xã Phù Khê (tức Phù Đạm) thấy nhân dân trong xã bị dịch chết quá nửa. Ngài bèn đóng giả một cụ già viết 1 đạo bùa thổi vào trong xã, bao nhiêu người bị bệnh trong xã đều khỏi…

P1210273Đình Phù Vân ở Phủ Lý.

Thôn Phù Vân của xã Phù Đạm xưa nay thuộc thành phố Phủ Lý. Đình Phù Vân vẫn còn lưu giữ được tục thờ Thái Thượng Lão Quân ở đây. Theo thần tích trên Thái Thượng Lão Quân chính là Lão Tử, vị tổ sư của Đạo Giáo. Lão Tử giáng sinh ở ngay khu vực Hà Nam của nước ta, từng chữa dịch bệnh cho nhân dân trong vùng. Đó là lý do tại sao khu vực Hà Nam lại thờ Thái Thượng Lão Quân như ở chùa Bà Đanh. Các di tích và truyền tích ở Hà Nam là minh chứng về quê hương bản quán của Lão Tử ở Việt Nam, ngay trên đất Hà Nam.
Câu đối khác ở chùa Bà Đanh:
一息蓬蓬八表遊行天地使
層臺屹屹萬家欹頌海山僊
Nhất tức bồng bồng, bát biểu du hành thiên địa sử
Tằng đài ngật ngật, vạn gia y tụng hải sơn tiên.
Dịch:
Một thoáng bồng bồng, tám phương du hành khiển trời đất
Hai tầng ngân ngất, vạn nhà khen tụng thần núi sông.

3 thoughts on “Tứ pháp và Thái Thượng Lão Quân ở Hà Nam

  1. Văn Nhân thêm ý :
    Lão Tử, ông tổ nhà Đường có tên là Lí Nhĩ, hiệu là Lão Đam… người huyện Khổ nước Sở làm quan “quản thủ thư viện” ở kinh đô nhà Châu.
    Đức Khổng Tử tên là Trọng Ni. Thực ra không có ai tên như thế. Theo tác giả Đỗ Thành thì theo phép phiên thiết: Trọng ni thiết Tri, chỉ bậc trí giả học cao hiểu rộng, không phải tên tuổi gì cả.
    Tương tự, Lí Nhĩ thiết Lỉ – lửa, chỉ người sáng suốt vô cùng, không phải là nhân vật họ Lí tên Nhĩ.
    Việc Lão Tử sinh ở Giao Chỉ là rất có thể:
    Trong tư liệu cổ Trung Hoa do vấn đề chữ với nghĩa, đọc và chép đưa đến khá nhiều rắc rối phức tạp như:
    Từ Chiêu chỉ phía mặt trời lặn, tức phía Tây; chiêu > châu cũng là sáng. Triều đại mà đất chính nằm ở phía Tây Thiên hạ lịch sử gọi là triều Châu – Chu. Nước ở về phía Tây gọi là nước Chiêu – Châu.
    Triệu – chiếu là kí âm của từ chậu trong ngôn ngữ Thái – Lào, tiếng Việt là chủ – chúa, Triệu cũng thành ra 1 họ.
    Triệu với nghĩa là chủ – chúa thì không thể có nước nào tên là nước Triệu, nhưng thời Xuân Thu Chiến Quốc lại có nước Triệu tách ra từ nước Tấn.
    Đã có sự lầm lẫn hoặc cũng có thể là cố ý tráo đổi giữa Chiêu và Triệu để tạo nhiễu thông tin lịch sử. Sử thuyết Hùng Việt cho là Trọng Thủy lấy công chúa và sống ở kinh đô nhà Chiêu – Châu, không phải làm con tin ở nước Triệu và ôm “của thừa” của Lã Bất Vi như sử hiện hành viết. Sau vụ án lừa vợ thì trong dân gian Việt có từ “Sở khanh” chỉ Doanh Tử Sở, tức Trọng Thủy thứ thiệt bố đẻ của Doanh Chính – Tần Thủy Hoàng.
    Trường hợp khác mà chữ – nghĩa dễ gây lầm lẫn nữa là tên nước Sở và đất Lạc – dòng Lạc Việt.
    Sở là biến âm của Sủy, cũng đọc là Thủy, nghĩa là nước (vật chất). Lịch sử không dùng từ Thủy với nghĩa là nước – vật chất mà là chỉ phương Nam – hướng Nam – phía Nam.
    Lạc cũng là biến âm của nác – nước, cũng chỉ phương Nam theo Dịch học nên rất có thể đã có sự lẫn lộn. Chuyện diễn ra ở đất Lạc thì đem chép thành nước Sở.
    Theo nhận định của người viết bài này thì rất có thể dòng họ Lí xuất phát từ đất Giao Chỉ. Ở Việt Nam còn giữ được cái gương bằng đồng có khắc dòng chữ: “… Lí thị tác”, tức gương do họ Lí làm ra cả ngàn năm trước Công nguyên. Kiệt vua sau cùng nhà Hạ khoảng 1589-1559 TCN cũng có tên là Lí Quý.
    Lí là từ được tạo ra từ gốc là quẻ Li, tượng của lửa và mặt trời. Bước vào thời vương quốc thì từ Li – lửa dùng chỉ vua. Ban đầu Lí Quý chỉ nghĩa là vị vua tên là Quý, sau Li biến ra hoàng tộc Lí, rồi sau nữa biến hóa tạo thêm ra dòng họ Lê của vua gốc Âu – Ai Lao Di. Tương tự như thế Chậu ban đầu chỉ nghĩa là chủ – chúa sau biến ra họ Triệu, nên biết tới tận ngày nay Lí và Triệu vẫn là 2 dòng họ danh giá nhất ở Trung Hoa.
    Qua vài hàng nhận định, xét 2 từ Sở và Lạc như trên thì sự nhìn nhận của tác giả bài viết: Lão Tử – Lí Nhĩ – Thái thượng Lão quân là người Giao Chỉ là điều hoàn toàn có thể.

    Like

  2. Lại Nguyên Ân Tác giả bài “Đình Phù Vân” đã sai khi viết “Thôn Phù Vân của xã Phù Đạm xưa” — Sự thực là xưa kia chỉ có làng (cũng gọi là thôn) Phù Đạm thuộc huyện Kim Bảng phủ Lý Nhân trấn Sơn Nam. Sau th. 8/1945 hoặc sau 1954, 2 làng Phù Đạm và làng Vân Chu mới được sáp nhập thành xã Phù Vân. Việc này tồn tại đến trước sau năm 2000. Nay thì cả xã này đã bị sáp nhập vào thành phố Phủ Lý để lấy đất lập thêm các khu dân cư. Đình Phù Đạm hình như đã bị xây lại trước 1945, vì hai hồi nhà đều là theo kiểu nhà tây. Đình cách nhà tôi chỉ 200m, từ 1955 đình đã được dùng làm trường học. Tôi học ở đình này lúc đang theo lớp 2 (đi tản cư về, tôi bị sốt rét hành, học lớp 2 rồi đúp lại) năm sau ba tôi xin cho sang Phủ Lý học lớp 3, nhưng đến lớp 6 lại bị đưa về học ở làng, khi làng có cấp 2. Sang lớp 7 tôi lại sang Phủ Lý học. Mà lớp 6 bọn tôi (hồi 1960) học đúng ở đình này. Sân đình là nơi tôi cùng bọn con trai trong xóm đá bóng (quả bóng bằng quả bưởi non, hơ lửa cho héo mềm…)

    Like

    1. Cảm ơn anh đã cung cấp thông tin.
      Anh có biết thêm gì về vị thần đường thờ ở đình Phù Vân không? Ví dụ như đền thờ đã có trước đây, sự tích hay sự linh thiêng của vị này.

      Like

Leave a comment