Tiền lỗ tròn còn gọi là “hoàn tiền”, là loại tiền xuất hiện sớm ở Trung Hoa, được dùng vào cuối thời Chu. Ví dụ một số đồng hoàn tiền sau (là những hiện vật thu thập ở Việt Nam).
Có hai đồng hoàn tiền được thu thập từ khu vực Đông Anh (Hà Nội) có đúc nổi rất rõ hai chữ ĐÔNG CHU 東周 theo thể chữ triện ở mặt trước.
Mặt sau tiền nhẵn, không có chữ:
Việc phát hiện những đồng hoàn tiền ở khu vực Đông Anh mang chữ Đông Chu thêm một lần nữa xác nhận khu vực miền Bắc Việt chính là phần đất Đông của nhà Chu, nơi có thành Đông Đô – Lạc Dương, hay là Đông Ngàn Cổ Loa ngày nay.
Sự kiện xây thành Cổ Loa thời Đông Chu đã từng được xác nhận trong đôi câu đối thờ Lão Tử tại đình làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang). Lão Tử là người đã giúp vua Chu (Thục An Dương Vương) dời đô về Lạc Dương – Đông Đô tại Cổ Loa (xem bài Lão Tử hóa Việt kinh):
東周風雨是何辰別把清虚開道教
南越山河惟此地獨傳幻化作神僊
Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo Giáo
Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác Thần Tiên.
Dịch:
Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng nắm chốn thanh hư, mở Đạo Giáo
Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền phép màu nhiệm, tạo Thần Tiên.
Tiền cổ có chữ ĐÔNG CHU 東周 ở dạng đại triện còn từng được thấy ở Lào như trong đồng tiền hình xẻng sau.
Mặt sau đồng tiền này có chữ Vượng Cát 王吉:
Những đồng tiền có minh văn, ghi rõ ràng chữ ĐÔNG CHU 東周 tìm thấy ở Việt Nam và Lào là những bằng chứng khảo cổ trực tiếp cho nhận định thiên tử Chu của Trung Hoa có vùng đất Đông Chu là khu vực Bắc Việt ngày nay, đô thành đóng tại Cổ Loa. Vua Chu được truyền thuyết Việt chép là Thục An Dương Vương hay Vua Chủ ở Cổ Loa.
Bản thân chữ AN DƯƠNG 安陽 cũng là chữ thường gặp trên các xẻng tiền cổ, khá phổ biến. An Dương này không phải là thành phố An Dương ở Hà Nam vì thành phố đó thời Tiên Tần có tên khác. Đây là tên gọi của phần đất phía Đông nhà Chu. An Dương là phía Đông yên bình, an lạc (Lạc Dương). Địa danh An Dương cũng từng tìm thấy trên những thẻ ngọc An Dương phát hiện ở Quảng Đông từ đầu thế kỷ 20.
Văn nhân góp thêm ý:
Thẻ ngọc “An Dương hành bảo” đã tìm được ở Quảng Châu, ngọc giản này đào được ở phía Đông Nam cách thành phố Quảng Châu 18km ở trên hạ lưu sông Việt – Giang do một nông dân khi cuốc đất đào được ở sườn núi năm 1932.
Theo nhà nghiên cứu “sở giản” Dư Duy Cương ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam: “Thẻ ngọc “An Dương hành bảo” có hình dạng gần chữ nhật, bốn góc thẻ khắc bốn chữ An Dương hành bảo, khổ chữ to hơn khổ chữ phía trong mặt thẻ gồm 124 chữ lối cổ trựu tức là lối cổ trựu văn từ đời Chu Tuyên Vương (thế kỷ thứ IX TCN). Bản khắc toàn văn sáu mươi (Giáp Tý), (60 chữ can chi) được viết theo lối chữ giáp cốt đời Ân (khoảng thế kỷ thứ XV TCN)…
Nhà nghiên cứu Dư Duy Cương cho rằng: những ngọc giản đào được ở Quảng Châu khoảng 200 thẻ, trong đó có thẻ ngọc khắc chữ An Dương là của nước Việt.
(Tổng hợp thông tin từ internet)
Nhà nghiên cứu Dư Duy Cương năm 1956 có gửi cho Việt Nam 1 bản dập An Dương hành bảo nhưng giới nghiên cứu sử Việt đại diện bởi ông Đào duy Anh từ chối thông tin mang trong 124 chữ lối Cổ trựu của nhà Châu gần ngàn năm trước công nguyên mà khư khư… triều An Dương vương thay Hùng vương năm 257 TCN.
Ông Đào duy Anh kết luận về thẻ ngọc An Dương và xã hội Lạc Việt… không thể chấp nhận được.
“Những chữ trên thẻ ngọc không phải là bằng chứng đầy đủ để tỏ rằng xã hội Lạc Việt đã biết dùng văn tự. Chữ đó toàn là chữ của Trung Quốc… Chúng tôi cho rằng An Dương Vương Thục Phán chính là hậu duệ của vua nước Thục ở thời Chiến Quốc (ở Tứ Xuyên?)… Tức Đào duy Anh đã thay 1 điều có chứng cứ vật thể rành rành bằng 1 điều hoàn toàn tưởng tượng.
LikeLike