Trước Bà Trưng, sau Bà Triệu, cùng một bậc người

Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn có lẽ đã là người lập “Hội phụ nữ” đầu tiên của nước Nam. Dưới cờ Nhị Trưng Vương có rất nhiều tướng lĩnh là nữ, cùng chung chí hướng, “đền nợ nước, trả thù nhà”. Nhưng người phụ nữ đầu tiên nắm quyền lãnh đạo đất nước có lẽ phải kể đến tiền nhân của Hai Bà Trưng là… Lữ Hậu.

Lữ Hậu, tên cúng cơm là Trĩ, người Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình). Tại đây bà được gọi là Hoàng hậu Trình Thị (thiết Trĩ). Lữ Trĩ là người vợ từ thủa hàn vi của Lưu Bang, được truyền thuyết Việt chép là Lý Bôn. Lưu Bang khởi nghĩa tại đất Bái, được chép là đất Thái Bình, cũng là Triệu Vũ Đế quê ở Chân Định (tên cũ của huyện Kiến Xương). Lưu Bang là người Tuấn kiệt, đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần thắng lợi, lên ngôi Hiếu Cao Tổ, Lữ Trĩ trở thành Lữ Hậu.

ly-bon

Lý Nam Đế và hoàng hậu Đỗ Thị Khương, tranh thờ ở Thái Bình.

Lưu Bang mất, Lữ Hậu nắm toàn quyền, phân phong cho họ Lữ những chức vụ quan trọng nhất, nắm binh quyền. Đáng chú ý là có tước Lữ Vương, là người cai quản vùng đất quê họ Lữ, tức là vùng đất Bái – Thái Bình xưa.

Lữ Hậu mất, họ Lữ định làm cuộc đảo chính nhưng không thành. Anh em Lữ Lộc, Lữ Sản bị các cận thần của Lưu Bang giết chết. Tuy nhiên, họ Lữ không tuyệt đường ở đây. Vị Lữ Vương ở phương Nam đã tôn một người cháu của Lưu Bang lên làm vua, lập nước Nam Việt, gọi là Triệu Đà, còn bản thân mình làm thừa tướng Lữ Gia. Họ Lữ ở Nam Việt “con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em, tôn thất của vua“, nắm quyền hành lớn.

Năm 111 TCN Hiếu Vũ Đế cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức tấn công Nam Việt. Phiên Ngung thất thủ, Lữ Gia cùng vua Triệu Vệ Dương Vương và gia quyến lên thuyền đi về phía Tây. Tới cửa Đại Ác (cửa sông Đáy đổ ra biển ở Nam Định) cả vua Triệu và Lữ Gia bị bắt, giết.

Nhưng họ Lữ vẫn còn người. Hai hoàng phi nhà Triệu là Trưng Trắc, Trưng Nhị, truyền tích gọi là Ả Lã, con gái của Lữ Gia, đã chạy thoát về Phong Châu. Từ đây Nhị Trưng lập đàn thề ở cửa sông Hát, tưởng nhớ tới chồng là Triệu Vệ Dương Vương tử nạn ở cuối sông, phất cờ Quang Phục, đánh Tô Định, chiếm Luy Lâu, xưng là Tây Vu Vương hay gọi là Lang Tề (Nàng Đê).

Với thân phận là hoàng phi nhà Triệu nên khởi nghĩa Trưng Vương đã được sự tham gia đông đảo của con cháu các quan lại nhà Triệu trước đó, nhiều người là nữ, có hoàn cảnh cha hay chồng bị giết trong cuộc bình định Nam Việt của nhà Hiếu. Truyền thống nữ trung hào kiệt từ Lữ Hậu cùng với nợ nước thù nhà đã làm nên một “Hội thề” Hát Môn hùng tráng, lập nên quốc gia Hoàng Đinh độc lập.

Khởi nghĩa của các hoàng phi nhà Triệu dưới thời Hiếu – Tây Hán giành thắng lợi. Trưng Trắc lên ngôi vua của nước Tây (Đinh), là Tây Vu Vương. Nhưng chỉ ít lâu sau nhà Hiếu cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức, người từng đại phá Nam Việt, dẫn quân xuống đánh dẹp. Những trận đánh ác liệt giữa hai bên nổ ra ở Lãng Bạc – Bạch Đằng, rồi Cấm Khê, kết thúc bằng cái chết của Nhị Trưng Vương. Thiên hạ Trung Hoa lại thống nhất về một mối.

Nhà Hiếu truyền đời mấy trăm năm thì bị đại thần Vương Mãng soán ngôi. Vương Mãng mang hoài bão phục cổ, xây dựng một thế giới lý tưởng, đã thực hiện hàng loạt cải cách ảnh hưởng toàn diện đến xã hội. Nhân lúc Trung Hoa suy yếu người Hán tụ tập thành lũ giặc cỏ ở núi Lục Lâm, rồi diệt nhà Tân của Vương Mãng, biến Trung Hoa của người Hoa Việt thành Hán quốc (Đông Hán).

Trên đất Giao Châu các châu mục, thái thú lúc này là Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục cai quản, vừa lo chống giặc Hán bên ngoài, vừa dung nạp các hiền sĩ chạy loạn về phương Nam nương nhờ, mở trường dạy học, nêu cao văn hiến. Đặng Nhượng là Đặng cư sĩ thờ ở làng Lệ Chi, Gia Lâm. Đỗ Mục có thể là vị cư sĩ được thờ ở khu vực Thanh Oai – Chương Mỹ ngày nay (Đỗ Lang). Các vị này đã kiên cường chống lại sự bành trướng của Hán tộc xuống phương Nam và bỏ mình vì nước, như thần tích các nơi thờ cho biết.

Ang Phao

Đình Áng Phao, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội, nơi thờ một vị Cư sĩ chống giặc thời Hán.

Giao Châu bị Mã Viện của Đông Hán chiếm, bắt hàng trăm các “cừ súy” Việt về Bắc. “Cừ súy” thiết “quý”, chỉ các quý tộc, tầng lớp lãnh đạo của người Việt. Truyền tích Việt trong các nơi thờ cúng chép thành “cư sĩ“. “Cư sĩ” cũng thiết “quý”. Đây là bằng chứng cho thấy cuộc tấn công của Mã Viện chiếm Giao Châu bắt các cừ súy Việt xảy ra vào thời đầu Đông Hán, đánh các “cư sĩ” là các châu mục, thái thú của nhà Tân.

Chiếm được Giao Châu Mã Viện xóa bỏ luật Việt, áp đặt luật Hán, thiết lập chế độ cai trị hà khắc ở Giao Châu. Sử ta đã lầm lẫn giữa cuộc hành quân của Lộ Bác Đức đánh Trưng Vương thời nhà Hiếu với cuộc tấn công xâm lược Giao Châu của Mã Viện thời Đông Hán.

Nước Nam mất, nhưng Hán tộc không được lúc nào yên ở phương Nam. Sử ghi trong hàng chục năm của thế kỷ thứ 2 người Nhật Nam, Cửu Chân liên tục nổi dậy. Đặc biệt khởi nghĩa của Khu Liên ở đất Tượng Lâm đã thành công, lập nên nước Lâm Ấp ở phương Nam. Khu Liên hay Khu Đạt, cũng là Triệu Quốc Đạt, cũng là Chu Đạt, người đã cầm đầu người Di khởi nghĩa ở Nhật Nam – Cửu Chân, buộc nhà Đông Hán phải cắm cột đồng phân giới Bắc Nam ở Man Thành Quảng Tây.

Em của Triệu Quốc Đạt là Triệu Thị Trinh, hay Bà Triệu, trong cuộc chiến này đã nổi danh là một nữ tướng xinh đẹp, dũng mãnh. Bà Triệu đi guốc vàng, mặc áo vàng, đầu voi phất ngọn cờ vàng, nối tiếp truyền thống nước Hoàng Đinh của Trưng Vương, chống giặc. Mã Viện lúc này đã buộc phải xây lũy đắp đê ở Cửu Chân, ngăn cản sự nổi dậy của cơn sóng khởi nghĩa phương Nam của Lệ Hải Bà vương.

Khu Liên – Triệu Quốc Đạt mang họ Lý của Lý Bôn – Lưu Bang, cũng được truyền thuyết Việt gọi là Lý Nam Đế vì đã lập nên nước Nam – Lâm Ấp. Hai Bà Trưng mang họ Lữ của Lữ Hậu, còn Bà Triệu mang họ Lý của Lưu Bang. Cái cội nguồn truyền thống, mối liên thông lịch sử giữa các triều đại của thời kỳ này cho giải thích về khí phách và chiến công của các vị nữ vương, nữ tướng người Việt.

Câu đối ở đình Luật Ngoại tại xã Quang Lịch, Kiến Xương, Thái Bình:
Trăng thu trải cuộc bể dâu, Nam nước Việt, Bắc giặc Lương, ghi ngàn đời sử.
Sông Bài nổi gương tiết nghĩa, trước Bà Trưng, sau Bà Triệu, cùng một bậc người.

Nhân ngày phụ nữ Việt Nam, xin ôn xưa kể cũ để biết phụ nữ Việt truyền thống anh hùng bất khuất thế nào. Chúc mừng các bà, các mẹ, các chị em người Việt Nam, con cháu Bà Trưng, bà Triệu, nhân ngày này.

4 thoughts on “Trước Bà Trưng, sau Bà Triệu, cùng một bậc người

  1. Lamphuctai

    Mình thấy mốc thời gian Lộ Bác Đức đánh nước Nam 111TCn và khởi nghĩa Hai bà Trưng năm 40 là chưa hợp lý.

    Like

    1. Thư tịch không hề ghi Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm nào. Vì thế việc xác định Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm 40 SNC chỉ là sự phỏng đoán, nối giữa truyền thuyết và lịch sử. Trong khi truyền thuyết cho thấy khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ phải nổ ra ngay sau khi nhà Triệu Nam Việt sụp đổ. Xin xem thêm một số dẫn liệu:
      Khởi nghĩa Trưng Vương thời Tây Hán:

      Khởi nghĩa Trưng Vương thời Tây Hán

      Lời thề sông Hát:

      Lời thề sông Hát

      Ả Lã Trưng Vương:

      Ả Lã Trưng Vương

      Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương:

      Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương

      Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương (TT)

      Like

Leave a comment